Có nên tỉa chân nhang hay không?

Từ trước đến nay, người ta hay có quan niệm nhà nào có bát nhang càng đầy, nhang cháy hết cũng không bị rụng thì đó là nhà tốt phước, được tổ tiên hài lòng và phù hộ, bát nhang cũng sẽ càng linh thiêng.

Chính vì quan niệm này mà nhiều nhà giữ bát hương từ năm nay qua năm khác, nhang cắm chồng chéo lên nhau, chân nhang này chèn lên chân nhang khác.

Tết đến, nắm rõ 5 bước  tỉa chân nhang  để không phạm đại kỵ-1

Trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bát nhang đầy, theo quan niệm tâm linh, nhang mới sẽ không chạm chân được vào bát nhang, từ đó khiến việc thắp hương bớt đi ý nghĩa.

Hơn nữa, bát nhang quá đầy, nhiều tàn nhang sẽ dễ rơi rụng, gây ra bụi khó khăn cho việc dọn dẹp, thậm chí ảnh hưởng đến bầu không khí ở trong phòng.

Ngoài ra, bát nhang quá đầy khi thắp hương có thể dễ gây ra hỏa hoạn nếu người thắp nhang không chú ý, rất nguy hiểm cho gia đình.

Vì thế, việc tỉa chân nhang là vô cùng cần thiết, vừa khiến bàn thờ trở nên sạch sẽ hơn, bát nhang trông gọn gàng hơn, vừa thể hiện được lòng thành kính với tổ tiên, lại có thể tránh được những mối nguy rình rập cho mỗi hộ gia đình.

Tết đến, nắm rõ 5 bước  tỉa chân nhang  để không phạm đại kỵ-2

Tỉa chân nhang thế nào cho đúng?

Chọn ngày

Theo phong tục, việc đầu tiên trước khi tỉa chân nhang là phải chọn ngày tốt.

Thực ra trái với quan niệm của nhiều người, phải tỉa vào những dịp giáp Tết hoặc lễ cúng ông Công ông Táo thì mới không phạm vào đại kỵ của thần linh, gia chủ hoàn toàn có thể chọn một ngày bất kì trong năm để thực hiện việc này.

Quan trọng là bạn phải chọn được ngày lành tháng tốt, phù hợp với tuổi của gia chủ, và cần phải thực hiện với lòng thành kính là được.

Riêng đối với những nhà giữ tục thắp hương hàng ngày nên bát hương rất nhanh đầy, nếu không chịu tỉa mà cứ giữ lâu dài thì tỷ lệ gây ra hỏa hoạn sẽ là rất cao. Những gia đình này tốt nhất nên tỉa chân nhang định kì.

Các bước tỉa chân nhang

Bước 1

Xin phép tổ tiên hoặc thần linh

Người tỉa chân nhang cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên hoặc thần linh biết rằng mình sắp dọn dẹp nhà thờ. Việc này được thực hiện với ý niệm mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang nơi khác để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng tới các ngài.

Bước 2

Đọc văn khấn tỉa chân nhang

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........

Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao xái lại bàn thờ cho sạch sẽ, mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bước 3

Tiến hành lau dọn bàn thờ

Chúng ta có thể di chuyển bình hoa, chén nước, đình đồng, đèn... nhưng phải giữ cố định bát nhang, bài vị. Tiến hành lau rửa bài vị với hỗn hợp nước rượu và gừng, hoặc nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh.

Nếu trên bàn thờ vừa có bài vị của phật, thánh và tổ tiên thì tiến hành lau trước bài vị của phật, sau đó đổ nước cũ thay nước mới rồi mới lau bài vị tổ tiên.

Bước 4

Tỉa chân nhang

Với bát nhang, ta rút tỉa bớt chân nhang, nhưng phải để lại ít nhất số lẻ chân cây (như 3, 5, 7, 9), và những chân được để lại là những chân đẹp nhất.

Xử lý phần tro

Đối với chân nhang đã tỉa ra, đốt và thả tro xuống sông hoặc bón cho cây. Không vứt bỏ lung tung.

Bước 5

Thắp hương sau khi hoàn thành. Sau đó, gia chủ tiến hành thắp nhang kính báo gia tiên và các vị thần đã hoàn thành việc dọn dẹp.

Các lưu ý khi tỉa chân nhang

Người tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân nhang thì phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.

Cũng cần lưu ý thêm rằng trong quá trình dọn dẹp, luôn giữ cho mình sự tịnh tâm, lòng thành kính với người trên.

Mọi đồ dùng để tỉa chân nhang nên là đồ mới và sạch, hoặc có thể là vật dụng cũ nhưng phải chuyên dùng để phục vụ cho những công việc lau dọn bàn thờ.

* Thông tin mang tính chất tham khảo

Theo Xe và Thể thao