Là đề tài về cung đấu, Diên Hi công lược (延禧攻略) vẫn như bao bộ phim khác, tập trung khác họa mưu mô, tâm cơ của các phi tần bên cạnh Hoàng thượng (Nhiếp Viễn). Thế nhưng, ngoại trừ những nhân vật này, thì có một nhân vật cũng nhận được sự quan tâm của không ít khán giả, người này luôn phải gồng mình chịu trận những khi Hoàng thượng tức giận, hay bên cạnh chia sẻ mọi chuyện khi Hoàng thượng có phiền lo. Người này không ai khác chính là Lý công công - Lý Ngọc. Vậy Lý Ngọc thật sự là ai, chúng ta cùng tìm hiểu thử xem.
Trong lịch sử những vị thái giám làm việc cho Hoàng đế Càn Long được chia thành:
Ngô Thư Lai: Ngày 11 tháng 5 năm Càn Long thứ 2 là Thủ lĩnh thái giám.
Tổng quản thái giám gồm: Lý Ngọc, Trần Tiến Trung, Vương Tiến Bảo.
Thái giám truyền chỉ gồm: Cao Ngọc, Trương Minh, Mao Đoàn, Hồ Thế Kiệt.
Năm Càn Long thời nhà Thanh, ở Bắc thôn Đại Lý Đại Thành tỉnh Hà Bắc đã sinh ra một vị tổng quản thái giám nội vụ phủ tiếng tăm lừng lẫy, người này có tên là Lý Ngọc, cũng chính là Lý Ngọc hằng ngày bên cạnh Hoàng thượng trong Diên Hi công lược.
Khi còn nhỏ, gia đình Lý Ngọc vô cùng nghèo khó, người trong nhà thường phải ra ngoài để đi ăn xin. Lúc Lý Ngọc hai tuổi, có một lần mẫu thân đã bế ông đi ăn xin ở Kinh Thành, thế nhưng xin cả nửa ngày vẫn không xin được một miếng cơm nào vào miệng. Vì đói mà mẫu thân của Lý Ngọc đã chóng mặt hoa cả mắt, đi lại không vững nên đành phải bỏ Lý Ngọc lại trước cổng thành, kiếm gì đó bỏ bụng rồi mới quay lại tìm con.
Không ngờ mẫu thân của Lý Ngọc đi không được bao lâu thì từ cổng thành xuất hiện một con chó rất hung hăng, con chó đó ngửi thấy một mùi gì đó rất hôi, rất giống mùi của phân nên đã tiến lại gần Lý Ngọc, phát hiện mục tiêu phía trước con chó đã xông tới cắn Lý Ngọc một miếng, vì quá đau nên Lý Ngọc đã khóc rất to.
Đúng lúc đó, Hiếu Cung Nhân hoàng hậu - chính cung nương nương của Khang Hy Hoàng đế đi ngang qua, nghe thấy tiếng khóc của Lý Ngọc đã không đành lòng vội vàng cho dừng xe, lệnh thái giám đi kiểm tra xung quanh xem tiếng khóc đó là của ai.
Chẳng bao lâu vị thái giám đó quay lại bẩm báo: “Hồi báo Hoàng hậu, sau cửa thành có một đứa bé trai đang bị thương!”
“Mau, bế đứa bé đó lại ta xem thử”. Vì Hoàng hậu muốn nhìn đứa bé trai đó nên vị thái giám kia đành phải tìm một miếng vải bao đứa bé lại, bế đến trước xe ngựa để Hoàng hậu nương nương xem. Nhìn thấy Lý Ngọc thương tích đầy mình, khóc đến cổ họng cũng sắp vỡ ra, bất đắc dĩ Hoàng hậu đã dỗ đứa trẻ: “Con của ta…”
Lời vừa nói ra, Hoàng hậu cảm thấy mình đã có gì đó không đúng, trong lòng nghĩ rằng “Đứa trẻ này không phải do mình sinh ra, làm sao có thể gọi là con được chứ?”.
Nhưng Hoàng hậu nghĩ rằng mình dù gì cũng là bậc cao quý, nhất ngôn cửu đỉnh nên đã nhận đứa trẻ này làm nghĩa tử của mình. Nếu bây giờ thấy chết không cứu thì thật là có lỗi, nhận nuôi đứa này cũng là tích một chút công đức vậy. Vì vậy, Hoàng hậu lệnh cho vị thái giám kia bế Lý Ngọc vào cung, nếu có ai hỏi thì cứ nói là nghĩa tử mới nhận nuôi.
Lý Ngọc được bế vào cung, Hoàng hậu đã lệnh cho thái y lập tức đến chữa trị, đồng thời cho người nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đứa trẻ này. Chớp mắt, Lý Ngọc đã trở thành chàng thanh niên, Hoàng hậu nhìn thấy Lý Ngọc nét mặt thanh tú, nói chuyện, làm việc đều được mọi người yêu thích, nên đã cho Lý Ngọc vào cung, thiết đãi yến tiệc. Vì để đền ơn cứu mạng của Hiếu Cung Nhân hoàng hậu, Lý Ngọc mỗi ngày đều cẩn thận, thận trọng không dám chậm chạp, được Hoàng hậu vô cùng sủng ái.
Lý Ngọc sau khi được thăng đến chức Tổng quản thái giám nội vụ phủ, lúc nào cũng nhớ đến phụ mẫu sinh thành của mình, cho người nghe ngóng tin tức mới biết được thì ra bản thân mình là người của Hà Gian phủ ở Đại Thành, về sau đã mượn cớ xuất cung để về thăm quê hương của mình.
Sau khi nhận lại nhau, Lý Ngọc mà Mẫu thân ôm nhau khóc không ngừng, thấy gia cảnh khó khăn, đệ đệ và đệ tức của mình vẫn phải tiếp tục chịu cảnh ăn xin nên đã đem một ít ngân lượng mang theo bên người đưa cho phụ mẫu, hy vọng họ dùng số tiền này để giải quyết chuyện trước mắt.
Lý Ngọc nhìn thấy phụ thân bị bệnh nhiều năm, nên đã nhờ nhị thúc đến giúp phụ thân sắp xếp một số việc nhà. Phụ mẫu của Lý Ngọc đã dùng số tiền đó đã giúp Lý gia đổi đời, trở thành một phú hào ở đại thành.
Trong Diên Hi công lược nếu như nói nhân vật nào nhận được nhiều ân sủng của Hoàng thượng sau các phi tần ra, thì người đó chỉ có thể là Lý công công - Lý Ngọc.
Theo Saostar