So với châu Á – châu Mỹ, các nước khu vực châu Âu luôn bị đánh giá kém cỏi trong khâu chuẩn bị trang phục dân tộc ở đấu trường nhan sắc Quốc tế. Vốn là khu vực không xem nặng các cuộc thi Hoa hậu nên tình trạng đầu tư cho có phần thi trang phục dân tộc là điều khá dễ hiểu.

Trên sân khấu Miss Universe trong những năm qua, đã chứng kiến không ít trường hợp chỉ “cưỡi ngữa xem hoa” trong phần thi được xem là thượng tôn tinh thần dân tộc, phần lớn trong số đó là đến từ các đại diện của châu Âu.

Năm 2016, fan sắc đẹp khá bất ngờ trước việc hoa hậu Thụy Điển đã xài cùng 1 chiếc váy cho 2 phần trình diễn trang phục dân tộc và trang phục dạ hội. Có ý kiến cho rằng vì ngày nay các nước châu Âu chẳng còn quan tâm đến các cuộc thi nhan sắc, nên tài trợ hạn hẹp buộc hoa hậu Thụy Điển phải dùng chiến lược “2 trong 1”. Cũng có người đoán rằng có thể cô gặp sự cố về trang phục.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-1
Hoa hậu Thụy Điển – Ida Sharisé Ovmar diện bộ trang phục trong phần thi dạ hội.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-2
Và ngay sau đó cũng chính bộ trang phục trên cô lại diện trong phần thi Trang phục dân tộc. Để đánh lạc hướng thị giác cô phụ họa thêm chi tiết lớp áo voan mỏng trên ngực và cầm thêm một con ngựa làm bằng thùng giấy.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-3
Nếu để ý thì những năm gần đây, trang phục dân tộc lẫn trang phục dạ hội của các hoa hậu Thụy Điển thường ít đầu tư nếu như không nói là tệ, là xấu.

Cá biệt còn có trường hợp sử dụng một mẫu thiết kế cho hai năm liên tiếp ở cùng một cuộc thi. Đó là trường hợp của hai đại diện của Đan Mạch ở 2 kỳ Miss Universe 2007 – 2008.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-4
Hoa hậu Đan Mạch với bộ trang phục dân tộc lấy cảm hứng từ nàng tiên cá trên sân khấu miss Universe 2007 diễn ra ở Mexcio.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-5
Mẫu thiết kế trông khá sơ sài, nghèo ý tưởng.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-6
Một năm sau, trên sân khấu Miss Universe 2008 ở Việt Nam, bộ trang phục thảm họa tiếp tục tra tấn người nhìn.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-7
Có mỗi ý tưởng truyện nàng tiên cá của nhà văn người Đan Mạch Andersen nhưng lại được các người đẹp xài đi xài lại trên mẫu các trang phục dân tộc ở sân khấu quốc tế.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-8
Tương tự, Hoa hậu Thổ Nhỹ Kỳ trên sân khấu Miss Universe 2015 với bộ trang phục dân tộc lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc của nước này.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-9
Bộ cánh bị đánh giá nhạt nhẽo nhất mùa giải năm đó.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-10
Một năm sau, trên đất Philippines, một đại diện khác của Thổ Nhỹ Kỳ lại “remake” lại bộ trang phục của đại diện năm trước. Kiểu dáng là một, duy chỉ có màu sắc và hình in được “remake” lại một cách tinh xảo.

Thảm họa trang phục dân tộc trong lịch sử: Váy dạ hội kiêm luôn National costume, 1 mẫu mang đi thi 2 lần-11
Thế là đã đánh lừa được thị giác người xem.

Theo Saostar