Nằm trong danh sách các phim võ hiệp nổi tiếng của Kim Dung, “Thần Điêu Đại Hiệp” luôn là cái tên được khán giả mong đợi nhất bởi hình tượng thuần khiết của Tiểu Long Nữ. Vào năm 2006, “Thần Điêu Đại Hiệp” được nhà sản xuất Trương Kỷ Trung đưa lên màn ảnh nhỏ đã tạo nên sức hút khắp châu Á và kéo dài cho đến hiện nay. Có thể nói tầm ảnh hưởng của phiên bản này ngang ngửa với bản 1995 của TVB. Qua 10 năm, vì sao phiên bản 2006 vẫn còn sức sống trong cộng đồng fan kiếm hiệp Kim Dung?
Hai diễn viên chính đẹp đôi và nhập vai
Từ khi phim bắt đầu khai máy thì khán giả đã rất hợp nhãn với Lưu Diệc Phi trong tạo hình của Tiểu Long Nữ. Sử dụng phong cách áo trắng toát của bản 1995, Tiểu Long Nữ bản 2006 được đánh giá không hề thua kém bản 1995, khi khí chất và nét đẹp thuần khiết đều hiện rõ. Điểm trùng hợp thú vị giữa Lưu Diệc Phi và Lý Nhược Đồng là cả hai đều tham gia hai bộ phim “Thiên Long Bát Bộ” và “Thần Điêu Đại Hiệp”. Nên Lưu Diệc Phi được xem là Hoa Đán kế vị Lý Nhược Đồng trong phim cổ trang Kim Dung cũng không sai.
Huỳnh Hiểu Minh được chọn vào vai Dương Quá cũng được lòng khán giả, bởi nét đẹp phong trần lãng tử của anh khá tương đồng với miêu tả về Dương Quá của Kim Dung. Xét ra thì Huỳnh Hiểu Minh dày dặn kinh nghiệm diễn xuất so với Cổ Thiên Lạc của bản 1995 hơn. Trước bộ phim, Huỳnh Hiểu Minh đã tham gia đóng phim truyền hình nhưng không gây được chú ý nhiều. Nên “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” được xem là cơ hội “đổi đời” của anh.
Khi phim trình chiếu thì đúng như dự đoán, cặp đôi Dương Quá – Tiểu Long Nữ mới đã được khán giả trẻ lúc bấy giờ yêu thích vì sự đẹp đôi và diễn xuất tốt. Nếu có phàn nàn thì diễn xuất của Lưu Diệc Phi hơi “non” khi một số cảnh diễn còn gượng và đơ. Còn Huỳnh Hiểu Minh chỉ bị phàn nàn về trang phục Dương Quá nhìn như Cái Bang, không ra chất đại hiệp hào hoa như trong tiểu thuyết.
Dù có vài điểm trừ về diễn xuất và tạo hình thì hai diễn viên chính đều đẹp đôi và
hợp với vai diễn.
Hiện tại, Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi đều là những diễn viên tên tuổi của làng giải trí Hoa Ngữ. Trải qua 10 năm tròn, khán giả vẫn ưu ái gọi 2 người bằng biệt danh Quá Nhi – Cô Long trong bộ phim.
Nội dung bám sát nguyên tác và đầu tư ngoại cảnh, kỹ xảo hoành tráng
Qua sự chỉ đạo của Trương Kỷ Trung, có thể nói bản phim năm 2006 bám khá sát với nguyên tác cùng những chỉnh sửa mới của Kim Dung trong thời điểm đó. Nếu 2 bản TVB năm 1983 và 1995 mang tới sự “kinh điển” bởi dàn diễn viên nhập vai, song nguyên tác có phần thay đổi (nhất là bản 1983) thì ở bản 2006 này các fan tiểu thuyết khá hài lòng. Những tiểu tiết nhỏ trong tiểu thuyết cũng được Trương Kỷ Trung chăm chút nhằm mang đến một phiên bản sát nhất có thể.
Một ưu điểm khác khiến khán giả nhớ mãi về “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” chính là phần ngoại cảnh được đầu tư khá hoành tráng. Như cảnh đại chiến thành Tương Dương, hay Tuyệt Tình Cốc… tất cả đều được thiết kế tỉ mĩ từ cảnh trí. Các chiêu thức võ công đều có thêm kỹ xảo giúp phim chân thực và chỉnh chu hơn. So với việc cảnh trí nghèo nàn của các bản phim TVB thì bản 2006 này hoàn toàn hơn hẳn. Tuy nhiên điểm trừ của bản này là góc quay khá tăm tối và mang hơi hướm điện ảnh nhiều. Nếu ai xem không quen sẽ khó mà thích nghi được.
Là phim thành công nhất của “Xạ điêu tam khúc” do Trương Kỷ Trung thực hiện
“Xạ điêu tam khúc” là tên gọi chung của 3 tiểu thuyết có liên quan với nhau, gồm “Anh hùng xạ điêu”, “Thần điêu đại hiệp”, “Ỷ Thiên Đồ Long ký”. Từ năm 2003, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Trương Kỷ Trung đã thực hiện dần kế hoạch “làm lại” bộ 3 tác phẩm. Bắt đầu với “Anh hùng xạ điêu 2003”, sau là “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” và kết thúc vào năm 2009 với “Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009”,
Trong 3 bộ phim trên thì “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” đã mang về nhiều thành công cho Trương Kỷ Trung hơn cả. Bởi lượng fan của bộ tiểu thuyết này khá đông, cộng thêm thành công của Lưu Diệc Phi trong vai Vương Ngữ Yên của “Thiên Long Bát Bộ 2003” đã kéo theo lượng fan cho nữ diễn viên trẻ này. Dàn diễn viên của phim cũng “đẹp mã” hơn hai bộ phim kia, đồng thời cũng đã đẩy tên tuổi các diễn viên phụ như Dương Mịch, Lưu Thi Thi được chú ý. Còn các diễn viên của hai bộ kia thì chỉ còn Châu Tấn, Đặng Siêu là vẫn tỏa sáng. Còn An Dĩ Hiên hay Lý Á Bằng, Tưởng Cần Cần, Châu Kiệt… đã dần chìm vào quên lãng.
Lời kết
Dù vẫn còn những khuyết điểm nhỏ, song “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” đã trải qua 10 năm bền bỉ và vẫn là một trong những bộ phim kinh điển trong kho tàng phim chuyển thể của Kim Dung. Bộ phim là bệ phóng cho các tên tuổi lớn của Hoa Ngữ hiện nay như Huỳnh Hiểu Minh, Lưu Diệc Phi, Dương Mịch… Phim là một ký ức đẹp của thế hệ 9x và vẫn còn được yệu thích cho đến hiện tại.
Hai diễn viên chính đẹp đôi và nhập vai
Từ khi phim bắt đầu khai máy thì khán giả đã rất hợp nhãn với Lưu Diệc Phi trong tạo hình của Tiểu Long Nữ. Sử dụng phong cách áo trắng toát của bản 1995, Tiểu Long Nữ bản 2006 được đánh giá không hề thua kém bản 1995, khi khí chất và nét đẹp thuần khiết đều hiện rõ. Điểm trùng hợp thú vị giữa Lưu Diệc Phi và Lý Nhược Đồng là cả hai đều tham gia hai bộ phim “Thiên Long Bát Bộ” và “Thần Điêu Đại Hiệp”. Nên Lưu Diệc Phi được xem là Hoa Đán kế vị Lý Nhược Đồng trong phim cổ trang Kim Dung cũng không sai.
Huỳnh Hiểu Minh được chọn vào vai Dương Quá cũng được lòng khán giả, bởi nét đẹp phong trần lãng tử của anh khá tương đồng với miêu tả về Dương Quá của Kim Dung. Xét ra thì Huỳnh Hiểu Minh dày dặn kinh nghiệm diễn xuất so với Cổ Thiên Lạc của bản 1995 hơn. Trước bộ phim, Huỳnh Hiểu Minh đã tham gia đóng phim truyền hình nhưng không gây được chú ý nhiều. Nên “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” được xem là cơ hội “đổi đời” của anh.
Khi phim trình chiếu thì đúng như dự đoán, cặp đôi Dương Quá – Tiểu Long Nữ mới đã được khán giả trẻ lúc bấy giờ yêu thích vì sự đẹp đôi và diễn xuất tốt. Nếu có phàn nàn thì diễn xuất của Lưu Diệc Phi hơi “non” khi một số cảnh diễn còn gượng và đơ. Còn Huỳnh Hiểu Minh chỉ bị phàn nàn về trang phục Dương Quá nhìn như Cái Bang, không ra chất đại hiệp hào hoa như trong tiểu thuyết.
Dù có vài điểm trừ về diễn xuất và tạo hình thì hai diễn viên chính đều đẹp đôi và
hợp với vai diễn.
Hiện tại, Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi đều là những diễn viên tên tuổi của làng giải trí Hoa Ngữ. Trải qua 10 năm tròn, khán giả vẫn ưu ái gọi 2 người bằng biệt danh Quá Nhi – Cô Long trong bộ phim.
Nội dung bám sát nguyên tác và đầu tư ngoại cảnh, kỹ xảo hoành tráng
Qua sự chỉ đạo của Trương Kỷ Trung, có thể nói bản phim năm 2006 bám khá sát với nguyên tác cùng những chỉnh sửa mới của Kim Dung trong thời điểm đó. Nếu 2 bản TVB năm 1983 và 1995 mang tới sự “kinh điển” bởi dàn diễn viên nhập vai, song nguyên tác có phần thay đổi (nhất là bản 1983) thì ở bản 2006 này các fan tiểu thuyết khá hài lòng. Những tiểu tiết nhỏ trong tiểu thuyết cũng được Trương Kỷ Trung chăm chút nhằm mang đến một phiên bản sát nhất có thể.
Một ưu điểm khác khiến khán giả nhớ mãi về “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” chính là phần ngoại cảnh được đầu tư khá hoành tráng. Như cảnh đại chiến thành Tương Dương, hay Tuyệt Tình Cốc… tất cả đều được thiết kế tỉ mĩ từ cảnh trí. Các chiêu thức võ công đều có thêm kỹ xảo giúp phim chân thực và chỉnh chu hơn. So với việc cảnh trí nghèo nàn của các bản phim TVB thì bản 2006 này hoàn toàn hơn hẳn. Tuy nhiên điểm trừ của bản này là góc quay khá tăm tối và mang hơi hướm điện ảnh nhiều. Nếu ai xem không quen sẽ khó mà thích nghi được.
Là phim thành công nhất của “Xạ điêu tam khúc” do Trương Kỷ Trung thực hiện
“Xạ điêu tam khúc” là tên gọi chung của 3 tiểu thuyết có liên quan với nhau, gồm “Anh hùng xạ điêu”, “Thần điêu đại hiệp”, “Ỷ Thiên Đồ Long ký”. Từ năm 2003, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Trương Kỷ Trung đã thực hiện dần kế hoạch “làm lại” bộ 3 tác phẩm. Bắt đầu với “Anh hùng xạ điêu 2003”, sau là “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” và kết thúc vào năm 2009 với “Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009”,
Trong 3 bộ phim trên thì “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” đã mang về nhiều thành công cho Trương Kỷ Trung hơn cả. Bởi lượng fan của bộ tiểu thuyết này khá đông, cộng thêm thành công của Lưu Diệc Phi trong vai Vương Ngữ Yên của “Thiên Long Bát Bộ 2003” đã kéo theo lượng fan cho nữ diễn viên trẻ này. Dàn diễn viên của phim cũng “đẹp mã” hơn hai bộ phim kia, đồng thời cũng đã đẩy tên tuổi các diễn viên phụ như Dương Mịch, Lưu Thi Thi được chú ý. Còn các diễn viên của hai bộ kia thì chỉ còn Châu Tấn, Đặng Siêu là vẫn tỏa sáng. Còn An Dĩ Hiên hay Lý Á Bằng, Tưởng Cần Cần, Châu Kiệt… đã dần chìm vào quên lãng.
Lời kết
Dù vẫn còn những khuyết điểm nhỏ, song “Thần Điêu Đại Hiệp 2006” đã trải qua 10 năm bền bỉ và vẫn là một trong những bộ phim kinh điển trong kho tàng phim chuyển thể của Kim Dung. Bộ phim là bệ phóng cho các tên tuổi lớn của Hoa Ngữ hiện nay như Huỳnh Hiểu Minh, Lưu Diệc Phi, Dương Mịch… Phim là một ký ức đẹp của thế hệ 9x và vẫn còn được yệu thích cho đến hiện tại.
Nhân Sư
Theo Vietnamnet