Strength training là luyện tập với mục đích tăng sức mạnh của cơ bắp. Trong khi đó, size training lại theo đuổi mục đích thẩm mỹ, tăng độ to của cơ bắp. Những người mới bắt đầu tập gym thường không biết có 2 hình thức luyện tập khác nhau: Strength training và size training.
Ah.fitty- một tài khoản Instagram được nhiều người theo dõi đã ghi lại quá trình tập luyện của mình từ lúc bắt đầu và tăng kg cho đến các thói quen bằng cách lưu giữ nhiều hình ảnh trước và sau khi thử sức với môn thể thao này trên trang cá nhân của cô. Các bức ảnh cho thấy cơ thể của cô khỏe mạnh và săn chắc hơn qua tập luyện Strengh training. Điều đó đã khiến Ah.fitty cảm thấy tốt hơn bao giờ hết.
"Tôi thích sự thay đổi của cơ thể mình và không nghĩ rằng nó có thể trở nên rắn chắc chỉ bằng việc nâng lên hạ xuống", cô viết trên Instagram trước và sau khi tập. "Đừng lo về vấn đề cân nặng ", cô nhấn mạnh.
Tất nhiên, tác dụng của hình thức tập luyện này với mỗi người là khác nhau, và chúng ta không biết chính xác cường độ tập luyện cũng như các yếu tố khác như chế độ ăn uống, cũng có thể đóng một vai trò trong quá trình tập. Nhưng với Cris Dobrosielski, phát ngôn viên của "Hiệp hội Mỹ về luyện tập thể thao" và người sáng lập Monumental Results cho rằng kết quả đó không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Theo lý giải của ông, đơn giản là khi thói quen tập thể dục của bạn chủ yếu là Cardio (bài tập Cardio là những bài tập làm tăng nhịp tim ở một mức độ nào đó và duy trì trong một khoảng thời theo mục đích tập luyện) ở trạng thái ổn định (tức là, tập luyện như chạy hoặc đi xe đạp kéo dài hơn 20 phút), thì bạn chỉ tập luyện vùng cơ nhất định mà thôi. Qua thời gian, những cơ bắp bắt đầu trở nên quen dần với bài tập, và bạn sẽ thấy những thay đổi trên cơ thể bạn diễn ra chậm hơn, có nghĩa là nhìn thấy cơ bắp ít thay đổi và đốt ít calo hơn.
"Còn khi bạn đang tập luyện mà liên tục thay đổi động tác, nhanh chậm, bạn sẽ bắt đầu thấy đường nét cơ thể hiện lên rõ vì khối lượng thời gian được tận dụng ở mức tối đa," Dobrosielski cho biết.
Dobrosielski nói rằng, strength training giúp giảm stress, cách tập này sẽ "đánh thức" những bộ phận trên cơ thể mà ta chưa từng tập đến.
"Cách tập này vượt xa các bài tập squats hay kettlebell swings (đu tạ tay) hoặc đẩy tạ vai , và nếu bạn chưa từng tập những kiểu này, đó sẽ là một thách thức rất lớn cho cơ thể của bạn. Ngay cả khi tập với cường độ thấp, cũng sẽ thấy được ngay kết quả", ông nói thêm.
Theo thời gian, thường xuyên tập Strengh training sẽ giúp bạn tạo hình khối lượng cơ. Đến khi cơ đòi hỏi nhiều năng lượng để duy trì hơn mỡ, thì điều này sẽ giúp cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo kể cả khi nghỉ ngơi. Và nếu bạn muốn tiếp tục tăng cân cũng như tăng khối lượng sức mạnh và sức chịu đựng, thì bạn nhớ hãy thường xuyên theo dõi kết quả.
Trên Instagrams của Ah.fitty, dường như các bài tập Strengh training của cô bao gồm các bài tập "body-weight" (tập không dùng tạ), cũng như "dumbbell" (di chuyển tạ) và một số bài nâng tạ đứng. Việc tăng thêm trọng lượng tập luyện của mình rất quan trọng, Dobrosielski nói.
"Cô ấy tăng thêm thêm khối lượng tạ nặng hơn trọng lượng cơ thể, điều đó khiến các cơ có phản ứng ngay, vì các khối cơ đã không được tập như thế trước đây", ông nói. Các cơ phản xạ bằng cách đốt cháy nhiều calo hơn, thay đổi sự trao đổi chất, và tạo ra một số thay đổi trong khối lượng cơ bắp của cô ấy ngay cả khi đó là cơ nhỏ nhất.
Khi Ah.fitty sợ rằng cơ thể cô sẽ trở nên đồ sộ từ việc nâng tạ, Dobrosielski khẳng định đó là một suy nghĩ sai lầm phổ biến. "Nếu bạn chọn các bài tập an toàn và tập với tần suất thấp thì dù bạn không làm một nghìn lần nhưng tập từ bốn hoặc sáu lần là đúng hướng để phát triển một số khối lượng cơ vừa đủ mang lại sự tự tin và sức mạnh", ông giải thích.
Strength Training có thể giúp bạn đạt được kết quả như Ah.fitty. Nhưng Dobrosielski không tư vấn phải bỏ tập cardio hoàn toàn.Cardio rất có lợi ích, cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch, đốt cháy calo, và giúp bạn gia tăng sức bền. Ông đề nghị nên cố gắng tập (HIIT) với cường độ cao bao gồm Strengh Training lẫn Cardio ."Bạn sẽ đạt được thành quả là có được sức mạnh và sức chịu đựng dẻo dai", ông cho hay. "Máy chạy bộ cũng rất tốt cho hệ thống tim mạch của bạn, còn tốt cho cả cơ vai và lưng nữa".
(Nguồn: Self)
Theo Tri Thức Trẻ