Trong một báo cáo mới đây, tổ chức vận động nhân quyền Equality Now cho biết, kể từ năm 2000 đến nay, có 5 quốc gia là Costa Rica, Ethiopia, Guatemala, Peru và Uruguay đã bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định cho phép kẻ hiếp dâm thoát tội bằng cách kết hôn với nạn nhân của mình.
Một phụ nữ người Ethiopia.
Một số ít các quốc gia khác cũng hình sự hoá hành động hiếp dâm trong hôn nhân. Trong khi đó, Colombia, Mexico, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật cân bằng độ tuổi tối thiểu cho nam và nữ để kết hôn hợp pháp.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng các mục tiêu lớn nhằm đạt tới sự bình đẳng giới vẫn còn chưa được đáp ứng. Năm 2000, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đặt ra mục tiêu chấm dứt tất cả các điều luật phân biệt đối xử với phụ nữ trên khắp thế giới vào năm 2005. Và theo báo cáo, mục tiêu này vẫn còn cách đích đến rất xa. Cho đến thời điểm năm 2015 hiện tại, 1 thập kỷ sau năm mục tiêu ấy, phụ nữ vẫn đang phải đấu tranh đòi quyền bình đẳng trên nhiều mặt trận.
Hàng chục quốc gia trên thế giới vẫn chưa có luật cấm bạo lực gia đình. Đó là vấn đề đã bị cơ quan quản lý phớt lờ, giám đốc điều hành nhóm quyền phụ nữ thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) - Liesl Gerntholtz - cho biết.
"Do tình trạng bạo lực là khó nhận biết nên luật pháp cần đề cập đến vai trò của thẩm phán, cảnh sát và các cơ quan chức trách khác trong việc phát hiện và truy tố", bà nói. "Bạo lực đối với phụ nữ đơn giản và phức tạp một cách đáng sợ. Tình trạng bạo lực sẽ chấm dứt khi thủ phạm dừng tay".
Phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử khi được trao quyền kinh tế ít hơn nam giới. Trung bình, phụ nữ kiếm được ít tiền hơn nam giới khoảng 4 đến 36%, báo cáo Tiền lương toàn cầu của Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết. Phụ nữ cũng chiếm phần nhỏ hơn trong lực lượng lao động với 72.2% đàn ông trên thế giới có việc làm trong khi tỉ lệ này ở nữ giới là 47.1%.
Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến sự tiến bộ đáng kể trong việc chấm dứt phân biệt đối xử dựa theo giới tính. Và theo Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc, ngày càng xuất hiện nhiều phụ nữ giữ các vị trí có tầm ảnh hưởng và điều đó đang làm nên sự khác biệt.
Một phụ nữ người Ethiopia.
Một số ít các quốc gia khác cũng hình sự hoá hành động hiếp dâm trong hôn nhân. Trong khi đó, Colombia, Mexico, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật cân bằng độ tuổi tối thiểu cho nam và nữ để kết hôn hợp pháp.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng các mục tiêu lớn nhằm đạt tới sự bình đẳng giới vẫn còn chưa được đáp ứng. Năm 2000, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đặt ra mục tiêu chấm dứt tất cả các điều luật phân biệt đối xử với phụ nữ trên khắp thế giới vào năm 2005. Và theo báo cáo, mục tiêu này vẫn còn cách đích đến rất xa. Cho đến thời điểm năm 2015 hiện tại, 1 thập kỷ sau năm mục tiêu ấy, phụ nữ vẫn đang phải đấu tranh đòi quyền bình đẳng trên nhiều mặt trận.
Hàng chục quốc gia trên thế giới vẫn chưa có luật cấm bạo lực gia đình. Đó là vấn đề đã bị cơ quan quản lý phớt lờ, giám đốc điều hành nhóm quyền phụ nữ thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) - Liesl Gerntholtz - cho biết.
"Do tình trạng bạo lực là khó nhận biết nên luật pháp cần đề cập đến vai trò của thẩm phán, cảnh sát và các cơ quan chức trách khác trong việc phát hiện và truy tố", bà nói. "Bạo lực đối với phụ nữ đơn giản và phức tạp một cách đáng sợ. Tình trạng bạo lực sẽ chấm dứt khi thủ phạm dừng tay".
Phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử khi được trao quyền kinh tế ít hơn nam giới. Trung bình, phụ nữ kiếm được ít tiền hơn nam giới khoảng 4 đến 36%, báo cáo Tiền lương toàn cầu của Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết. Phụ nữ cũng chiếm phần nhỏ hơn trong lực lượng lao động với 72.2% đàn ông trên thế giới có việc làm trong khi tỉ lệ này ở nữ giới là 47.1%.
Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến sự tiến bộ đáng kể trong việc chấm dứt phân biệt đối xử dựa theo giới tính. Và theo Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc, ngày càng xuất hiện nhiều phụ nữ giữ các vị trí có tầm ảnh hưởng và điều đó đang làm nên sự khác biệt.
Theo Trí thức trẻ