Thi trượt thì chớ người yêu lại đi lấy chồng, thi sĩ lừng danh hóa rồ

Không thể đỗ đạt và trong ngày biết thi trượt, nhà thơ Tản Đà đau đớn hơn khi phát hiện người tình trong mộng kết hôn với người khác.

Mối tình đầu với tiểu thư nhà giàu

Đối với các nhà thơ, chuyện tình yêu như là một nguyên liệu để đưa vào các tác phẩm của mình. Bản thân họ trong tình yêu cũng luôn mãnh liệt, lãng mạn theo cách đặc biệt nhất.

Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu là một thi sĩ độc đáo, dồi dào năng lượng sáng tác trong những năm đầu thế kỷ 20. Trong cuộc đời của mình, ông đã trải qua nhiều mối tình. Trong đó có chuyện tình yêu đầu tiên không thành với một tiểu thư con nhà giàu có.

Hồi đó, Tản Đà mới 19 tuổi và đang học ở trường Quy Thức (École modèle). Ông mê đắm cô gái họ Đỗ, con của nhà tư sản Đỗ Thận sống tại phố Hàng Bồ.

Thi trượt thì chớ người yêu lại đi lấy chồng, thi sĩ lừng danh hóa rồ-1
Chân dung nhà thơ Tản Đà.

Ngay lần đầu tiên gặp, ông đã mê mệt cô gái xinh đẹp. Có thông tin cho rằng, cô gái ấy là Đỗ Thị Chính hay còn được gọi bằng tên khác là Kim Oanh. Cũng có người nói rằng đó chính là Đỗ Thị Thăng - con gái cả ông Đỗ Thận.

Ngày đó, Tản Đà học tại Gia Ngư về nhà ở Hàng Nón. Nếu trời không mưa gió, ông đều đi qua Hàng Bồ để được nhìn thấy cô gái xinh đẹp đó.

Về nhan sắc của cô, nhà văn Nguyễn Mạnh Bổng từng viết rằng cô không nghiêng nước nghiêng thành nhưng có khuôn mặt trái xoan, da trắng tóc dài, dáng người nhỏ nhắn xinh tươi, có vẻ yêu kiều ngoan ngoãn, ăn nói dịu dàng lễ phép dễ nghe. Cô thay cha trông coi hiệu sách Cẩm Vân Đường.

Hồi đó, khi anh trai cùng cha khác mẹ của ông là Phó Bảng Nguyễn Tái Tích biết chuyện đã ngậm ngùi bảo: "Nhà ta nghèo như thế, lấy đâu ra song mã mà cưới".

Anh trai thì không tin tưởng nhưng anh rể là nhà thơ Nguyễn Thiện Kế lại rất ủng hộ em vợ. Chính ông đã đến tận nơi thăm hỏi, đánh tiếng với nhà họ Đỗ chuyện của đôi trẻ.

Ông Đỗ Thận biết cũng không chối từ nhưng có đưa ra điều kiện là muốn có anh con rể đỗ cử nhân rồi ra làm tri huyện.

Chị gái Tản Đà cũng rất tác hợp cho chuyện của em trai mình. Biết cô con gái nhà họ Đỗ hay đi chợ mua sắm nên khi đi chợ, bà cũng mang em trai theo cùng. Thi thoảng, hai bên có gặp nhau. Nàng tiểu thư bẽn lẽn nhìn. Tản Đàn nhờ cô mua hộ đồ gì đó, nói vài câu. Cô đỏ mặt lảng ra hoặc lí nhí trả lời.

Vào những năm đó, như thế đã là hành vi bạo dạn lắm rồi. Chị gái Tản Đà thì lảng ra chỗ khác ra vẻ bận rộn mua sắm, tạo điều kiện cho em trai cùng người tình trong mộng nói chuyện.

Những năm đó, Tản Đà vô cùng si tình. Ông thậm chí còn nhiều lần đi qua cửa hàng họ Đỗ để chỉ nghe tiếng guốc của nàng giòn tan trên nền gạch. Nếu có lúc nào đó nàng vô tình chạy ra cửa, hai bên lại e thẹn nhìn nhau.

Hoặc đôi khi, Tản Đà bước hẳn vào hiệu sách, hỏi mua thỏi mực, tập giấy... Hình tượng của người tình trong mộng này đã đi vào tác phẩm "Giấc mộng con" của ông với tiếng guốc giòn tan.

Vào thời đó, Tản Đà thì si mê, nàng tiểu thư lại e thẹn. Cũng vì điều kiện của ông Đỗ Thận về chuyện chàng rể phải đỗ cử nhân mà sau này, chính Tản Đà đã viết về lý do dấn thân vào con đường khoa cử: "Mục đích sự học ở khoa cử, tiền đồ khoa cử có quan hệ với tình duyên".

Thi trượt thì chớ người yêu lại đi lấy chồng, thi sĩ lừng danh hóa rồ-2

Người yêu đi lấy chồng và cái kết thật buồn

Tuy nhiên, dù dùi mài kinh sử đi thi nhưng cuối cùng Tản Đà đã hỏng ngay đệ nhất trường. Sau khi gửi ống quyển và lều chõng cho người nhà, ông tức tốc về Hà Nội, lao đến Hàng Bồ thì phát hiện đó cũng là hôm tiểu thư họ Đỗ xuất giá theo chồng.

Xác pháo ngày vu quy vẫn còn đỏ thềm nhà Cẩm Vân Đường. Nàng tiểu thư mặc quần áo cưới, mặt buồn rầu bước lên xe song mã.

Đây là một cú sốc thật sự với Tản Đà. Ngay trong ngày thi trượt lại phát hiện cú sốc người tình trong mộng lên xe hoa, chẳng thể nào có nỗi buồn hơn như thế được nữa.

Ông bỏ lên Việt Trì né tránh thực tại rồi sau đó về Hòa Bình. Những người trong nhà hay anh em quen biết đều cố gắng để làm cho nỗi đau của ông dịu đi. Nhưng tất cả các cách chỉ có thể nỗi buồn lắng xuống chứ không thể xoa dịu hoàn toàn.

Thi trượt thì chớ người yêu lại đi lấy chồng, thi sĩ lừng danh hóa rồ-3

Chuyện thất tình như một đòn chí mạng dành cho ông. Suốt 6 tháng liền, ông không ăn cơm, chỉ uống rượu và chìm đắm trong sầu nhớ. Cũng vì đoạn thời gian này mà Tản Đà trở thành thi sĩ nghiện rượu, bất cần.

Mỗi ngày, ông chỉ ăn hoặc thủ heo, con gà, con vịt hay cá. Tất cả đặt trong mâm với con dao, đĩa muối. Rượu thì uống hũ không uống chai. Bữa ăn của ông cũng vô thường, đêm về có khi thắp 28 ngọn nến gọi là "nhị thập bát tú", có khi thắp 7 ngọn nến gọi là "thất tình đàn". Ròng rã 6 tháng ấy, ông không ăn cơm.

Mối tình đầu tan vỡ khiến cho Tản Đà gặp nhiều đảo lộn trong cuộc sống. Bản thân si tình, đa sầu đa cảm, sự đả kích vì không thể cưới người mình yêu còn nặng nề hơn nữa.

Theo Pháp luật bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/da-thi-truot-lai-phat-hien-nguoi-yeu-di-lay-chong-thi-si-lung-danh-that-tinh-tro-nen-dien-ro-suot-6-thang-bo-com-uong-ruou-say-mem-vi-qua-dau-don-162220404202508313.htm

thất tình

Tin tức mới nhất