Những người yêu thiên nhiên sẽ có cơ hội trải nghiệm thế giới từ những góc nhìn hoàn toàn mới mẻ và khác biệt nếu đến thăm xưởng nghệ thuật “Dưới con mắt động vật” ở Grizedale, Vương quốc Anh.

Ở đây, họ có thể "biến" thành một loài động vật bất kì để ngắm nhìn cả một khu rừng như thể sống trong đó vậy.

Dự án cách mạng này là đứa con tinh thần của một xưởng nghệ thuật ở London có tên là Marshmallow Laser Feast (MLF).

Khách tham quan có thể đội lên đầu những thiết bị to lớn màu đen để du ngoạn qua khu rừng trong khi tiếp xúc với nhiều loài sinh vật đa dạng.
 
Thiết bị màu đen có thêm rêu trang trí giúp mọi người có thể trải nghiệm cảm giác mình là... một sinh vật.
 
Đầu tiên, khu rừng sẽ được quét bằng máy Lidar - một loại công nghệ cảm ứng  từ xa. Những điểm ảnh thu được sẽ được “kết hợp với những dữ liệu khác thu được từ máy chụp cắt lớp vi tính và một số kĩ thuật quang trắc để cuối cùng mô phỏng những hình ảnh mà côn trùng và động vật thấy được, từ đó tưởng tượng ra thế giới của chúng. Những hiệu ứng âm thanh cũng được thêm vào để hoàn thiện và nâng cao trải nghiệm của người dùng. Những âm thanh như tiếng rung cũng được thêm vào sẽ giúp người dùng có cảm giác tựa như một loài sinh vật có cánh đang thở nhịp nhàng y như thật.

Sau cùng, kết quả là một sự trải nhiệm siêu thực mở ra những góc nhìn mới mẻ về một thế giới hoàn toàn khác.

Chúng tôi luôn khao khát khiến con người được cảm nhận thế giới hoàn toàn khác biệt bằng cách kết hợp nghệ thuật và công nghệ”, giám đốc sáng tạo và cũng là người đồng sáng lập Barney Steel cho biết. “Nơi đây sẽ cho chúng ta cơ hội được thử cảm giác của một loài sinh vật chỉ bằng sử dụng thiết bị mô phỏng – một cách tuyệt vời để “hack” tri giác của chúng ta.”
 
Một cảnh tượng kì ảo được thu lại từ thiết bị
 
Ông nói thêm: “Sử dụng thiết bị tạo thực tế ảo này để khiến ta chìm đắm trong thế giới màu sắc và âm thanh tạo ra bởi sinh vật sẽ khiến ta đồng cảm với cách chúng cảm nhận thế giới này. Thứ công nghệ này – theo ý kiến tôi – là thiết bị thực tế ảo tuyệt vời nhất.”
 
Một cái cây qua con mắt một loài sinh vật
 
Xem video sau để thử nghiệm công nghệ tiên tiến này:



Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ