Thịt ướp theo kiểu này đảm bảo làm món gì cũng ngon, nhà hàng cũng phải học hỏi

Thịt ướp như thế này thì chắc chắn rằng món ăn nào bạn nấu cũng đều được khen, sạch sành sanh trong vòng 1 nốt nhạc.



Ướp thịt là khâu tối quan trọng trong việc chế biến thức ăn. Món ăn bạn nấu có ngon hay không là phụ thuộc vào cách bạn ướp thịt. Thế nên nếu bạn nắm được bí quyết ướp thịt này, chắc chắn rằng món ăn nào bạn nấu cũng đều được khen, sạch sành sanh trong vòng 1 nốt nhạc. Thậm chí, còn ngon hơn hẳn ngoài nhà hàng nữa ấy nhé.

Khi ướp thịt, ngoài việc tuân thủ theo công thức những gia vị cần nêm vào, gia giảm tí cho vừa khẩu vị gia đình thì việc bạn cần lưu ý nhất đó chính là thời gian ướp. Bởi nếu ướp quá nhanh, gia vị chưa kịp thấm vào thịt, sẽ không mang đến hương vị thơm ngon như bạn mong muốn. Còn nếu ướp quá lâu có thể món ăn của bạn sẽ bị quá mặn, ngọt…

Do đó, tùy loại thịt mà bạn canh thời gian ướp. Thông thường sẽ có thể để gia vị ngấm vào thịt, bạn cần ướp trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lên:

- Thịt gà, thịt heo nguyên khối: trên 30 phút

- Thịt bò, cừu nguyên khối: trên 10 phút


Tùy loại thịt mà bạn canh thời gian ướp (Ảnh: Internet)


- Thịt xay, thịt băm, thịt thái lát: dưới 5 phút

- Cá: từ 15 đến 20 phút

- Tôm còn vỏ: từ 15 đến 30 phút; tôm bóc vỏ, mực: 5 đến 10 phút

- Bạch tuộc: dưới 15 phút

Trong trường hợp bạn cần phải chuẩn bị trước món ăn thì thời gian thịt ướp nên gói gọn như sau để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Thịt gia cầm, thịt heo: 3 ngày nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

- Thịt bò: 5 ngày nếu để trong ngăn mát tủ lạnh.

Nhưng bạn nên hạn chế ướp thịt trong thời gian quá dài bởi axit trong nước thịt sẽ phá vỡ cấu trúc protein trong thịt, làm thịt mềm, nhão, giảm độ ngon khi chế biến. Đặc biệt đối với thịt ướp để nướng, bạn nên ướp thịt trước khoảng 24 giờ bảo quản trong tủ lạnh rồi mới chế biến để gia vị thấm đều hết thịt. Nhưng nếu quá vội, bạn có thể ướp trong vòng 30 phút trong tủ lạnh.


Đối với thịt ướp để nướng, bạn nên ướp thịt trước khoảng 24 giờ bảo quản trong tủ lạnh rồi mới chế biến (Ảnh: Internet)


Khi cho gia vị vào ướp, bạn cần tuân theo trình tự: mặn (muối, hạt nêm, mắm…), ngọt (đường, bột ngọt, mật ong…), thơm (hành, tỏi, rượu, tiêu, mè, lá thơm…), cay (ớt, sa tế…), khác (trứng, dầu ăn, bột mì…) để gia vị thẩm thấu tốt nhất, đồng thời tránh trường hợp sót gia vị. Nếu là số lượng thực phẩm nhỏ, bạn có thể ướp trực tiếp, còn nếu nhiều, bạn có thể trộn tất cả gia vị lại rồi cho vào thực phẩm.

Ngoài thời gian ướp, độ thấm của gia vị vào thịt còn phụ thuộc vào nhiệt độ nữa. Nhiệt độ thấp thì thịt sẽ nhanh thấm hơn ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ cao. Đó là lý do vì sao nhiều công thức khuyên bạn nên cho thịt đã ướp vào trong tủ lạnh vài tiếng đồng hồ rồi mới lấy ra để chế biến.

Theo trí thức trẻ


chế biến vào bếp

Tin tức mới nhất