Đại dịch bùng nổ tạo điều kiện cho các thương hiệu "ăn theo" trào lưu được chú ý. Pizzaslime nằm trong số đó với lượt theo dõi đạt hơn một triệu, theo SCMP.
Thương hiệu này thu hút bởi chuyên tạo ra những chiếc áo phông có thông điệp mỉa mai về khoảnh khắc chính trị, kinh tế và văn hóa. Chỉ riêng trong năm 2020, mặt hàng quần áo của hãng đã đạt doanh thu 2 triệu USD, Business Insider xác minh. Tuy nhiên, thương hiệu này chỉ có hai nhân viên - Stove (33 tuổi) và Hwang (34 tuổi).
Thu hút người trẻ tuổi và am hiểu về Internet
Tỷ phú thế giới Elon Musk là nhân vật nổi tiếng trong giới đầu tư tiền ảo. Mỗi dòng trạng thái được đăng lên cá nhân của ông thu hút các nhà đầu tư.
Những nhận định từ Elon Musk nhanh chóng gây chú ý và được chế lại một cách hài hước. Từ đó, mỗi câu nói của vị tỷ phú này có thể trở thành chủ đề cho chiếc áo phông.
Dòng trạng thái của Elon Musk cũng là nguồn cảm hứng để ra đời những chiếc áo phông
Pizzaslime nắm bắt được tâm lý giới trẻ và thực hiện hóa nó thông qua các câu nói gây cười. Thành công tiếp nối đưa họ đến với những dự án mới như ra mắt tại Tuần lễ thời trang New York vào tháng 2, mở rộng sang lĩnh vực điện ảnh và truyền hình.
Gia đình Kardashians đã mặc đồ kết hợp giữa Gucci - Versace - Louis Vuitton từ thương hiệu này tại buổi hòa nhạc của Kanye West. Hwang kể: "Kris Jenner chỉ quay lại và nói rất thích chiếc áo".
Từ đó, họ coi mẫu áo này như sản phẩm thời trang dạo phố lớn đầu tiên. Với sức ảnh hưởng của người nổi tiếng tạo nên, họ có cơ hội hợp tác với hãng Crocs cho đến áo phông "Stop look at my" được mặc bởi Billie Eilish.
Morgane Le Caer - trưởng nhóm nội dung của nền tảng mua sắm thời trang toàn cầu Lyst - cho biết Pizzaslime thu hút bởi họ là người tiên phong trước khi các hãng lớn nổi lên. Balenciaga hay Maison Margiela hiện cũng tạo ra những sản phẩm tương tự.
Thương hiệu đã ra mắt tại Tuần lễ thời trang New York thông qua video thuyết trình hoạt hình.
"Điều quan trọng đối với người tiêu dùng trẻ tuổi là thứ thu hút sự chú ý của họ và có khả năng lan truyền nhanh như lửa trên mạng xã hội. Đây chính xác là lý do tại sao thời trang meme (hiện tượng mạng) lại phổ biến như vậy", cô giải thích.
Thương hiệu không có định nghĩa
Ban đầu, Stove và Hwang cùng làm công việc tiếp thị và chỉ đạo sáng tạo tại công ty quản lý âm nhạc. Sau đó, họ quyết định may áo phông cho chính mình, mặc chúng ở hậu trường các buổi hòa nhạc hoặc sự kiện. Từ đó, sản phẩm của họ được chú ý.
"Thô sơ và chân thực là những gì chúng tôi làm. Chúng tôi không ngại đưa ra tuyên bố hoặc đăng điều gì đó, thậm chí câu nói có thể gây mất 1.000 lượt theo dõi. Điều này phù hợp với gen Z", Hwang nói.
Thương hiệu biến những hiện tượng mạng thành sản phẩm thời trang đang được giới trẻ đón nhận.
Khi được hỏi về định nghĩa của Pizzaslime, cả hai nhân viên đều không biết. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thiếu chiến lược.
Theo nhận xét của SCMP, điểm mạnh nhất của Pizzaslime là thiếu định nghĩa. Sự thẳng thẳng tiếp cận các vấn đề xã hội cho phép họ đến gần hơn với nhiều đối tượng khách hàng. Họ dự định gửi gắm thông điệp từ âm nhạc qua áo phông và khiến người nổi tiếng mặc để quảng bá.
"Nếu khách hàng có nhu cầu tạo ra xu hướng trên mạng xã hội, chúng tôi có hãng thu âm và khả năng biến bài hát đó trở thành hit", Stove nói về chiến lược của hãng.
Sản phẩm hợp tác với Crocs.
Chưa dừng lại, hai người đàn ông này còn có tham vọng mở thương hiệu mỹ phẩm. Họ cho rằng mọi thứ muốn phát triển trong thời đại này đều cần đến sự trợ giúp của Internet. Đó là yếu tố dễ dàng tiếp cận với thế hệ gen Z hơn bất kỳ "chiêu trò" nào. Điều này không khác gì chiến lược để các ngôi sao Kpop lần lượt trở thành đại sứ thương hiệu của các "ông lớn" trong ngành thời trang.
Theo Zing