Chế độ ăn của nam thanh niên ung thư trực tràng có gì đặc biệt?
Theo nữ bác sĩ tại Bệnh viện Lưu niệm Chang Gung (Đài Loan, Trung Quốc), anh họ của cô vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng ở độ tuổi 20.
Nói về thói quen ăn uống và sinh hoạt, nữ bác sĩ cho biết, do nghề nghiệp của anh là một đầu bếp Tứ Xuyên - một vùng nổi tiếng với những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng...- nên anh cũng thường xuyên ăn những đồ ăn này.
Việc tiêu thụ nhiều các món ăn dầu mỡ khiến cơ thể tích tụ heterocyclic amines. Đây là hoạt chất gây ra nhiều loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư trực tràng.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ trong thời gian dài cũng làm rối loạn tiêu hóa, chức năng đại trực tràng suy giảm và dễ mắc bệnh hơn. Cùng với đó, những món ăn có vị cay nóng dễ "bào mòn" đường tiêu hóa và dễ gây tổn thương.
Thậm chí anh còn thường xuyên sử dụng dầu ớt trong ăn uống hàng ngày và ngợi ca lớp dầu nổi trên bề mặt các món ăn là "đỉnh cao ẩm thực nhân loại". Cùng với đó, anh cũng thường thích ăn mặn và một số thực phẩm muối chua.
Những thực phẩm chứa nhiều muối, lên men như dưa muối, cà muối, trái cây muối… được xác định là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Vì loại thực phẩm này có hàm lượng nitrit cao, sau khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành nitrosamine. Đây là 1 chất gây ung thư nguy hiểm dược WHO cảnh báo nhiều lần.
Hơn nữa, khi đã lên men rau củ muối còn chứa axit, khiến dạ dày và trực tràng bị tăng dịch, nồng độ axit, gây viêm, sau đó là ung thư. Đặc biệt là với rau củ muối xổi, chưa chín kỹ.
Ngoài ra, khi chế biến nếu không bảo quản kỹ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ bệnh tật cho con người.
Vì sao thói quen ăn uống có thể tác động và gây nên ung thư?
Cuộc sống hiện đại ngày nay với những công việc không ngừng nghỉ khiến nhiều người dần từ bỏ thói quen lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, những bữa ăn vội vàng, ít giá trị dinh dưỡng và nhiều chất béo được tiêu thụ ngày càng tăng lên.
Qua nhiều năm, việc tích tụ các chất không tốt cho sức khỏe có thể khiến các cơ quan sinh lý bị trục trặc, có khả năng dẫn đến ung thư.
Dưới đây là những thói quen ăn uống tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
Tiêu thụ nhiều chất béo
Chất béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể, giúp dự trữ năng lượng, hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, axit amin và tham gia cấu trúc của các tế bào cơ quan quan trọng.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, mang đến vô số nguy cơ cho sức khỏe, bao gồm huyết áp cao, bệnh tim mạch, suy giảm chức năng gan và thận và đặc biệt là ung thư tuyến tụy.
Ung thư tuyến tụy là loại ung thư ác tính ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hóa của ruột non và chuyển hóa glucose trong máu.
Ăn nhiều Protein
Protein rất quan trọng để hình thành cấu trúc mô và cơ, tham gia vào quá trình miễn dịch và xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Thực phẩm bổ sung protein chủ yếu có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, cùng với một số loại rau, trái cây, hạt.
Tuy nhiên, dư thừa protein có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy. Các tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm các bệnh ung thư như ung thư ruột kết và ruột non.
Tiêu thụ nhiều đường
Đường, hay glucose, rất quan trọng cho sự hình thành mô, dự trữ năng lượng (glucose thành glycogen), sự phát triển và chức năng của não, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và kích thích các hoạt động tiêu hóa.
Việc lạm dụng glucose có thể gây nghiện, dẫn đến lệ thuộc vào thực phẩm nhiều đường hàng ngày. Điều này dẫn đến các tình trạng như béo phì, tăng đường huyết, rối loạn insulin, tiểu đường và suy gan.
Thực phẩm cay và nóng
Ăn những món ăn có gia vị mạnh như tiêu, ớt, cà ri với lượng vừa phải có thể kích thích chức năng tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và cải thiện cảm giác thèm ăn. Những loại gia vị này còn cung cấp vitamin A, B, C và các khoáng chất như sắt, magie và kali.
Tuy nhiên, thường xuyên ăn đồ nóng, cay có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa do cơ quan bị kích thích quá mức. Các vấn đề dai dẳng có thể gây táo bón, loét dạ dày và các tình trạng nghiêm trọng hơn như tắc ruột, thủng dạ dày, chảy máu và tăng nguy cơ ung thư.
Rượu và chất kích thích
Lạm dụng rượu và chất kích thích hoặc sử dụng lâu dài gây tổn hại trực tiếp đến các cơ quan quan trọng như dạ dày, gan, phổi. Điều này có thể dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi, đặc biệt là sự phát triển của các khối u ác tính.
Làm gì để phòng ngừa ung thư trực tràng?
Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành.
Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Vì vậy, việc kiểm tra đại trực tràng thường xuyên, định kỳ là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. như: Tăng cường các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây), hạn chế thịt đỏ và thức ăn chiên rán, hạn chế các loại nước uống chứa cồn, nói không với hút thuốc lá...
Ngoài ra, cần hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Theo Sức Khỏe Và Đời Sống