Mới đây tại Trung Quốc xuất hiện cảnh báo rằng uống sữa đậu nành tự xay tại nhà theo phương pháp thực dưỡng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại.

Đậu nành rất giàu estrogen thực vật. Đối với phụ nữ có lượng estrogen thấp, uống sữa đậu nành với một lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể. Nhưng chị em có lượng estrogen tương đối cao, nếu uống liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Một chuyên gia người Trung Quốc khuyến cáo với chị em nước này rằng, sữa đậu nành không nên dùng cho 4 nhóm người:

Người có dạ dày không tốt không nên uống nữa đậu nành vì dễ bị đau bụng tiêu chảy, khó tiêu, Người bị bệnh gout không nên uống vì trong đậu có một chất không thích hợp cho người mắc bệnh này. Người thiếu kẽm không nên uống. Trong đậu nành có chứa một số chất có hại như lectins, uống vào sẽ khiến cho nguyên tố vi lượng bị mất đi. Nhóm cuối cùng là người vừa phẫu thuật xong, ông giải thích, sau phẫu thuật, cơ thể vẫn còn rất yếu, chức năng dạ dày không tốt, uống sữa đậu nành dễ gây cảm giác khó chịu.

 

Chưa có chứng cứ kết luận uống sữa đậu nành ung thư vú.
Chưa có chứng cứ kết luận uống sữa đậu nành ung thư vú.
 

Bà Lý 45 tuổi, là bệnh nhân của vị bác sĩ trên, đã tự chế biến sữa đậu nành và uống liên tục trong gần 3 năm. Khi thấy trong người có nhiều biểu hiện lạ, bà đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe phát hiện bị ung thư vú. Kết quả đo estrogen của bà cao gấp mấy lần so với người bình thường.

Vị bác sĩ nhìn nhận, con người hiện đại rất chú trọng ăn uống dưỡng sinh, mọi người đều biết ăn thực vật nguyên sinh là một trong những phương pháp thực dưỡng hiệu quả.

Ông nhắc nhở chị em rằng bệnh ung thư vú ngày càng tăng cao có liên quan mật thiết đến thói quen bồi bổ cơ thể một cách mù quáng. Với kinh nghiệm 30 năm hành nghề, khi thăm khám cho các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ luôn hỏi kỹ về chế độ ăn uống của họ. Ngoài sữa đậu nành, bác sĩ còn phát hiện 5 thực phẩm chức như sữa ong chúa, gelatin, thiết bì phong đẩu, sâm Tây Dương, bột đạm đều không thích hợp cho tất cả phụ nữ.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, TS. BS Nguyễn Tiến Quang, Phó trưởng khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K cho biết: “Theo kiến thức tôi biết, kinh nghiệm hoạt động trong nghề thì không có một kết luận nào chứng minh được rằng, uống sữa đậu nành lại ung thư vú cả. Hiện, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ung thư vú”.

 

Sữa đậu nành xưa nay là thực phẩm nhiều chị em tin dùng (ảnh minh họa)
Sữa đậu nành xưa nay là thực phẩm nhiều chị em tin dùng (ảnh minh họa)
 

Nhiều nghiên cứu ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau người ta chỉ thấy mối liên quan chặt chẽ giữa một số yếu tố như môi trường xung quanh cũng như nội tại cơ thể với ung thu vú gọi là yếu tốt nguy cơ ngoại sinh và yếu tốt nguy cơ nội sinh.

Ông cho biết thêm, bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là từ 45 tuổi trở lên.thực tế chứng minh, nhóm người mắc ung thư vú thường là: những người không lấy chồng như ni cô, những người có thời gian gian kinh nguyệt kéo dài. Cụ thể là người dậy thì sớm nhưng mãn kinh muộn. Hơn nữa, phụ nữ béo hoặc những người có bà, mẹ bị ung thư vú có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường.

Có những yếu tố nguy cơ ung thư vú đến từ bên ngoài. Ví dụ, uống rượu là một trong số đó, không sinh con hoặc sinh con muộn cũng làm gia tăng khả năng, sử dụng thuốc tránh thai, và hút thuốc lá là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư vú.

Cũng theo ông, sữa đậu nành là thức uống rất tốt cho sức khỏe của con người. Trong đậu nành có các acid béo thiết yếu, protein, khoáng chất, chất xơ và vitamin.

Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý, mỗi lần uống không nên quá 500ml, khi uống quá nhiều dễ đẫn đến bị đau bụng, tiêu chảy vì dinh dưỡng có trong sữa cơ thể không kịp hấp thu hết dẫn tới dạ dày tiết ra nhiều dịch. Người bị đau bao tử, ăn quá no, thận hoạt động yếu cũng không được uống nhiều sữa đậu nành.

Theo Gia đình & xã hội