13 tuổi, cậu bé Thương Tín xin bố mẹ cho đi nghỉ hè ở Nha Trang một mình. Nhưng kỳ nghỉ nhanh chóng trở thành chuyến phiêu bạt giang hồ. Cú vấp đầu đời của cậu bé ham chơi khi ấy là bị ép quan hệ tình dục với cả đàn ông và đàn bà.
Chính Thương Tín thừa nhận rằng, sau 2 năm quăng quật ngoài đời, không có sự bảo vệ của gia đình, anh đã bị ngấm chất "giang hồ" vào người.
Và hậu quả là... Thương Tín bị bố đẻ sắp xếp cho ở tù một thời gian, với hy vọng, nhà tù giúp anh thay đổi.
Dùng dao chặt đá... chém người
Khi ấy, Thương Tín mới du ngoạn giang hồ về. Một bữa, người em kế của Thương Tín tên Tuấn bị "thằng hàng xóm sát bên" uýnh cho một trận bầm tím mặt mày.
Thương Tín nổi điên đi tìm "thủ phạm", trả thù cho em trai bằng một cú đấm khiến đối phương ngã bổ chửng.
Thương Tín sinh năm Bính Thân. Anh bảo "chữ Bính luôn dính đến công an, tù tội".
Tưởng đến thế rồi thôi, nào ngờ tên kia chạy về nhà gọi anh trai tới. Anh trai của cậu nhóc này còn to con, vạm vỡ hơn Thương Tín nhiều.
Thương Tín thấy bất lợi thì co giò bỏ chạy. Mà trong cơn sợ hãi nên chân nọ níu chân kia, chạy không được.
Thế rồi, trong lúc sợ hãi ấy, Thương Tín chẳng kịp suy nghĩ gì, thấy trong tầm mắt mình có con dao chặt đá của xe nước mía bên đường vội vàng chụp lấy.
Người thanh niên kia thấy trong tay Thương Tín có dao thì hoảng hồn bỏ chạy. Còn anh như bị ma xui quỷ khiến, chém phập một nhát vào lưng người kia.
Thương Tín nhớ lại trong cuốn hồi ký của mình rằng: "Chiếc áo sơ mi màu sáng trắng chỉ một vài giây đã thấy máu đỏ thấm loang ra rất nhanh. Chạy được vài bước, người thanh niên hết chịu nổi, ngã lăn ra đất...".
Sau khi gây chuyện tày trời, Thương Tín vứt dao bên đường, lấm lét dẫn em trai về nhà, không dám nhìn thẳng và bố mẹ. Mấy ngày sau cũng thế, hai anh em không dám đi đâu, sợ bị trả thù.
Nhưng ở được trong nhà 3 ngày, Thương Tín cuồng chân chịu không nổi nên đi ra đường chơi. Vừa thò mặt ra đường, Thương Tín đụng ngay người thanh niên bữa trước bị chém đang ngồi trên xe cảnh sát.
Thế là Thương Tín bị trói quặt tay ra sau: "Chiếc còng tay được bấm vào nghe cách một tiếng khô khốc. Tôi bị vứt lên xe như con heo, mặt úp vào sàn xe đầy bụi", Thương Tín kể lại trong cuốn hồi ký của mình.
Thương Tín bị đưa tới trại tạm giam của Phan Rang. Đêm đó, người thanh niên bị Thương Tín chém dắt theo một băng giang hồ tới nhà giam tìm Thương Tín. Và cũng ngay trong đêm đó, Thương Tín viết thư về cầu cứu bố.
Cho con đi tù... cho hiểu lẽ đời!
Sáng hôm sau, cảnh sát mở cửa kêu Thương Tín ra bên ngoài rửa mặt rồi dắt tới phòng ông Trưởng ty cảnh sát. Thương Tín như mở cờ trong bụng, nghĩ mình sắp được về nhà.
Nào ngờ, bố của Thương Tín, một người có chức sắc rất lớn nói với Trưởng ty cảnh sát: "Ông giúp tôi cho nó vào trong đó một thời gian để tu tỉnh lại. Nó đi lang bang mấy năm giờ về đổi tính quá! Tôi cũng không biết phải làm sao".
Ông Trưởng ty có vẻ can ngăn: "Không giỡn đâu nghe, vào tù thiệt đó!". "Ờ, cho nó đi giùm tôi, cho nó hiểu lẽ đời", trong cuốn hồi ký "Một đời giông bão", Thương Tín kể.
Nhờ có lời gửi gắm của bố cho ông Trưởng ty cảnh sát, Thương Tín được ngồi tù 3 tháng. Và sau đó, cũng chính bố của Thương Tín lại kêu ông Trưởng ty cảnh sát... tha bổng cho anh.
Nghệ sĩ Thương Tín và cuốn hồi ký của anh.
Thương Tín kể: "Ba tôi nghĩ rằng, chừng ấy cũng đã quá đủ sự thấm thía, cay đắng cho thằng con lầm lạc. Suốt thời gian ấy, tôi biết được nhiều chuyện của thiên hạ hơn do nghe các phạm nhân trong tù kể lại và dần hiểu về cuộc đời...".
Từ những biến cố đầu đời này, cậu bé 15 tuổi khi đó đã manh nha những dự cảm không tốt về cuộc đời mình. Trong hồi ký, Thương Tín viết: "khi ấy, tôi đã linh cảm về một cuộc đời không suôn sẻ sau này của mình".
Quả thực, sau này, cuộc đời của Thương Tín còn nhiều biến động hơn cả những thước phim anh từng đóng.
Chính Thương Tín thừa nhận rằng, sau 2 năm quăng quật ngoài đời, không có sự bảo vệ của gia đình, anh đã bị ngấm chất "giang hồ" vào người.
Và hậu quả là... Thương Tín bị bố đẻ sắp xếp cho ở tù một thời gian, với hy vọng, nhà tù giúp anh thay đổi.
Dùng dao chặt đá... chém người
Khi ấy, Thương Tín mới du ngoạn giang hồ về. Một bữa, người em kế của Thương Tín tên Tuấn bị "thằng hàng xóm sát bên" uýnh cho một trận bầm tím mặt mày.
Thương Tín nổi điên đi tìm "thủ phạm", trả thù cho em trai bằng một cú đấm khiến đối phương ngã bổ chửng.
Thương Tín sinh năm Bính Thân. Anh bảo "chữ Bính luôn dính đến công an, tù tội".
Tưởng đến thế rồi thôi, nào ngờ tên kia chạy về nhà gọi anh trai tới. Anh trai của cậu nhóc này còn to con, vạm vỡ hơn Thương Tín nhiều.
Thương Tín thấy bất lợi thì co giò bỏ chạy. Mà trong cơn sợ hãi nên chân nọ níu chân kia, chạy không được.
Thế rồi, trong lúc sợ hãi ấy, Thương Tín chẳng kịp suy nghĩ gì, thấy trong tầm mắt mình có con dao chặt đá của xe nước mía bên đường vội vàng chụp lấy.
Người thanh niên kia thấy trong tay Thương Tín có dao thì hoảng hồn bỏ chạy. Còn anh như bị ma xui quỷ khiến, chém phập một nhát vào lưng người kia.
Thương Tín nhớ lại trong cuốn hồi ký của mình rằng: "Chiếc áo sơ mi màu sáng trắng chỉ một vài giây đã thấy máu đỏ thấm loang ra rất nhanh. Chạy được vài bước, người thanh niên hết chịu nổi, ngã lăn ra đất...".
Sau khi gây chuyện tày trời, Thương Tín vứt dao bên đường, lấm lét dẫn em trai về nhà, không dám nhìn thẳng và bố mẹ. Mấy ngày sau cũng thế, hai anh em không dám đi đâu, sợ bị trả thù.
Nhưng ở được trong nhà 3 ngày, Thương Tín cuồng chân chịu không nổi nên đi ra đường chơi. Vừa thò mặt ra đường, Thương Tín đụng ngay người thanh niên bữa trước bị chém đang ngồi trên xe cảnh sát.
Thế là Thương Tín bị trói quặt tay ra sau: "Chiếc còng tay được bấm vào nghe cách một tiếng khô khốc. Tôi bị vứt lên xe như con heo, mặt úp vào sàn xe đầy bụi", Thương Tín kể lại trong cuốn hồi ký của mình.
Thương Tín bị đưa tới trại tạm giam của Phan Rang. Đêm đó, người thanh niên bị Thương Tín chém dắt theo một băng giang hồ tới nhà giam tìm Thương Tín. Và cũng ngay trong đêm đó, Thương Tín viết thư về cầu cứu bố.
Cho con đi tù... cho hiểu lẽ đời!
Sáng hôm sau, cảnh sát mở cửa kêu Thương Tín ra bên ngoài rửa mặt rồi dắt tới phòng ông Trưởng ty cảnh sát. Thương Tín như mở cờ trong bụng, nghĩ mình sắp được về nhà.
Nào ngờ, bố của Thương Tín, một người có chức sắc rất lớn nói với Trưởng ty cảnh sát: "Ông giúp tôi cho nó vào trong đó một thời gian để tu tỉnh lại. Nó đi lang bang mấy năm giờ về đổi tính quá! Tôi cũng không biết phải làm sao".
Ông Trưởng ty có vẻ can ngăn: "Không giỡn đâu nghe, vào tù thiệt đó!". "Ờ, cho nó đi giùm tôi, cho nó hiểu lẽ đời", trong cuốn hồi ký "Một đời giông bão", Thương Tín kể.
Nhờ có lời gửi gắm của bố cho ông Trưởng ty cảnh sát, Thương Tín được ngồi tù 3 tháng. Và sau đó, cũng chính bố của Thương Tín lại kêu ông Trưởng ty cảnh sát... tha bổng cho anh.
Nghệ sĩ Thương Tín và cuốn hồi ký của anh.
Thương Tín kể: "Ba tôi nghĩ rằng, chừng ấy cũng đã quá đủ sự thấm thía, cay đắng cho thằng con lầm lạc. Suốt thời gian ấy, tôi biết được nhiều chuyện của thiên hạ hơn do nghe các phạm nhân trong tù kể lại và dần hiểu về cuộc đời...".
Từ những biến cố đầu đời này, cậu bé 15 tuổi khi đó đã manh nha những dự cảm không tốt về cuộc đời mình. Trong hồi ký, Thương Tín viết: "khi ấy, tôi đã linh cảm về một cuộc đời không suôn sẻ sau này của mình".
Quả thực, sau này, cuộc đời của Thương Tín còn nhiều biến động hơn cả những thước phim anh từng đóng.
Theo Trí Thức Trẻ