Drag là viết tắt của cụm từ "Dress resemblinga girl" - "Ăn diện giống con gái". Thuật ngữ này ra đời từ cuối thế kỷ 19, khi đó nhiều diễn viên nam buộc phải đóng giả nữ do thiếu hụt diễn viên nữ. Hiện nay, drag được xem là một nét văn hóa độc đáo, một nghệ thuật biểu diễn dành cho mọi người, đặc biệt là trong cộng đồng LGBT.
Drag Queen là một thuật ngữ được sử dụng cho những người ăn mặc hoán giới thành nữ, và trang điểm đậm. Không phải Drag là gay, les, chuyển giới, họ có thể là song tính hoặc cũng có thể là trai hay gái nhưng có cá tính, phóng khoáng và phong cách thời trang táo bạo.
Ở Việt Nam, các đoàn lô tô cũng có thể được xem là một hình thức biểu diễn drag nhưng chưa có sự đầu tư quá hoành tráng hay có sự quan tâm đúng đắn với hình thức nghệ thuật này. Một vài nghệ sĩ cũng thử nghiệm nhưng rất khó có thể để drag trở nên "hợp nhãn" với số đông.
Mới đây, Hoa hậu Thùy Tiên đã có cơ hội trải nghiệm hình thức nghệ thuật biểu diễn này.
Không đơn giản để trở thành một drag queen mà phải tập hát nhép, tập nhảy.
Khâu trang điểm và phục trang là quan trọng nhất. Với một drag queen, những layout make up "sương sương" không có đất dụng võ mà phải đội những mái tóc giả cầu kỳ, đôi mắt được tô vẽ chỉn chu với nhiều màu sắc bắt mắt. Trang phục cũng phải bắt đèn sân khấu với lông, đính đá, nhũ, thậm chí là pháo sân khấu...
Nhìn hình ảnh Thùy Tiên nhảy tại quán bar nhiều người không nhận ra Miss Grand International 2021 nữa.
Thanh Duy là một trong số ít nghệ sĩ Việt mang văn hóa "drag" đi biểu diễn một cách chuyên nghiệp với nghệ danh Delilah.
Luna Đào cũng từng thử trang điểm theo phong cách drag queen trong một tập vlog về beauty của mình.
Hải Triều cũng không ngại lồng lộn mỗi khi giả gái nhưng mới chỉ dừng lại ở việc dự sự kiện hay trình diễn thời trang.
Plastique Tiara nổi lên từ chương trình truyền hình thực tế Ru Paul's Drag Race là drag queen gốc Việt nổi tiếng nhất với hơn 2 triệu người theo dõi trên Instagram.
Buu
Theo Vietnamnet