Thành viên Hoàng gia phải xin phép Nữ hoàng nếu muốn kết hôn: Dù là kết hôn với người cùng địa vị hay với dân thường, các thành viên trong gia đình Hoàng gia Anh phải được sự cho phép của Nữ hoàng Elizabeth II thì mới có thể kết hôn. Theo Công Ước Hôn Nhân Hoàng Gia lập năm 1772 dưới thời Vua George III, các thành viên cấp cao của gia đình Hoàng gia không được kết hôn với người đã từng li dị, hay thuộc Công giáo.
Thành viên Hoàng gia phải xin phép Nữ hoàng nếu muốn kết hôn: Dù là kết hôn với người cùng địa vị hay với dân thường, các thành viên trong gia đình Hoàng gia Anh phải được sự cho phép của Nữ hoàng Elizabeth II thì mới có thể kết hôn. Theo Công Ước Hôn Nhân Hoàng Gia lập năm 1772 dưới thời Vua George III, các thành viên cấp cao của gia đình Hoàng gia không được kết hôn với người đã từng li dị, hay thuộc Công giáo.
Tuy nhiên, năm 2005, Nữ hoàng đã cho phép con trai là Thái tử Charles kết hôn với Camilla Parker Bowles - khi ấy Camilla đã ly hôn chồng cũ. Năm 2013, Công Ước Hôn Nhân Hoàng Gia truyền thống bị hủy bỏ để thay thế bằng Công ước Ngai vàng. Theo đó, 6 người đứng đầu trong danh sách kế vị cần phải xin phép Nữ hoàng để được kết hôn. Nếu Nữ hoàng từ chối ai, đám cưới có thể sẽ không được tổ chức.
Tuy nhiên, năm 2005, Nữ hoàng đã cho phép con trai là Thái tử Charles kết hôn với Camilla Parker Bowles - khi ấy Camilla đã ly hôn chồng cũ. Năm 2013, Công Ước Hôn Nhân Hoàng Gia truyền thống bị hủy bỏ để thay thế bằng Công ước Ngai vàng. Theo đó, 6 người đứng đầu trong danh sách kế vị cần phải xin phép Nữ hoàng để được kết hôn. Nếu Nữ hoàng từ chối ai, đám cưới có thể sẽ không được tổ chức.
Thời gian giữa lễ đính hôn và lễ cưới không được quá lâu: Thông thường, chỉ vài tháng sau khi đính ước, đám cưới của các thành viên Hoàng gia sẽ diễn ra. Sắp tới, Hoàng gia Anh lại chứng kiến đám cưới thế kỷ giữa Hoàng tử Harry và diễn viên Mỹ Meghan Markle - người đã qua 1 lần đò sau khi họ đính hôn vào cuối tháng 11/2017. Anh trai của Harry, Hoàng tử William và Công nương Kate cũng đính hôn vào tháng 11/2010 và kết hôn vào cuối tháng 4/2011.
Thời gian giữa lễ đính hôn và lễ cưới không được quá lâu: Thông thường, chỉ vài tháng sau khi đính ước, đám cưới của các thành viên Hoàng gia sẽ diễn ra. Sắp tới, Hoàng gia Anh lại chứng kiến đám cưới thế kỷ giữa Hoàng tử Harry và diễn viên Mỹ Meghan Markle - người đã qua 1 lần đò sau khi họ đính hôn vào cuối tháng 11/2017. Anh trai của Harry, Hoàng tử William và Công nương Kate cũng đính hôn vào tháng 11/2010 và kết hôn vào cuối tháng 4/2011.
Tiệc độc thân: Giống như phong tục dành cho các cặp đôi sắp cưới, cô dâu hay chú rể của Hoàng gia Anh cũng có buổi tiệc độc thân trước ngày trọng đại. Hoàng tử William đã có bữa tiệc vui vẻ này trước lễ cưới 1 tháng và được tổ chức bởi em trai là Hoàng tử Harry. Trong khi đó, Công nương Kate cũng đã có kỳ nghỉ chia tay đời độc thân với em gái Pippa Middleton ở dãy núi Alps, Pháp.
Tiệc độc thân: Giống như phong tục dành cho các cặp đôi sắp cưới, cô dâu hay chú rể của Hoàng gia Anh cũng có buổi tiệc độc thân trước ngày trọng đại. Hoàng tử William đã có bữa tiệc vui vẻ này trước lễ cưới 1 tháng và được tổ chức bởi em trai là Hoàng tử Harry. Trong khi đó, Công nương Kate cũng đã có kỳ nghỉ chia tay đời độc thân với em gái Pippa Middleton ở dãy núi Alps, Pháp.
Địa điểm tổ chức hôn lễ Hoàng gia Anh thường là tu viện Westminster Abbey. Đây là một nhà thờ Anh kiểu mẫu, nơi đã chứng kiến nhiều nghi lễ Hoàng tộc quan trọng kể từ lễ đăng quang của vua William I vào năm 1066. Cho tới nay, nhiều đám cưới Hoàng gia đã được tổ chức tại tu viện này.
Địa điểm tổ chức hôn lễ Hoàng gia Anh thường là tu viện Westminster Abbey. Đây là một nhà thờ Anh kiểu mẫu, nơi đã chứng kiến nhiều nghi lễ Hoàng tộc quan trọng kể từ lễ đăng quang của vua William I vào năm 1066. Cho tới nay, nhiều đám cưới Hoàng gia đã được tổ chức tại tu viện này.
Mạng xã hội bị cấm trong suốt thời gian tổ chức hôn lễ: Điều này đồng nghĩa với việc các khách mời không thể check-in và chia sẻ hình ảnh lên các trang cộng đồng mạng. Duncan Larcome, cựu biên tập viên chuyên viết tiểu sử Hoàng gia chia sẻ với tạp chí Cosmopolitan rằng điện thoại không được sử dụng ngay khi Nữ hoàng Elizabeth II bước vào.
Mạng xã hội bị cấm trong suốt thời gian tổ chức hôn lễ: Điều này đồng nghĩa với việc các khách mời không thể check-in và chia sẻ hình ảnh lên các trang cộng đồng mạng. Duncan Larcome, cựu biên tập viên chuyên viết tiểu sử Hoàng gia chia sẻ với tạp chí Cosmopolitan rằng điện thoại không được sử dụng ngay khi Nữ hoàng Elizabeth II bước vào.
Tất cả khách mời phải có mặt trước Nữ hoàng và chứng kiến Nữ hoàng bước vào. Nữ hoàng phải là người đến sau cùng, chỉ trước khi cô dâu xuất hiện.
Tất cả khách mời phải có mặt trước Nữ hoàng và chứng kiến Nữ hoàng bước vào. Nữ hoàng phải là người đến sau cùng, chỉ trước khi cô dâu xuất hiện. "Tất cả các khách mời đều được yêu cầu có mặt trước khi Nữ hoàng đến, duy chỉ có tân nương Kate được phép là người bước vào cuối cùng, ngay sau Nữ hoàng", Duncan tiết lộ về đám cưới của Hoàng tử William diễn ra vào tháng 4/2011.
Các vị khách sẽ được sắp xếp chỗ theo quy tắc truyền thống của Hoàng gia: gia đình cô dâu bên trái, còn gia đình chú rể bên phải.
Các vị khách sẽ được sắp xếp chỗ theo quy tắc truyền thống của Hoàng gia: gia đình cô dâu bên trái, còn gia đình chú rể bên phải. "Tất cả mọi người đều ngồi trên cùng một loại ghế. Bạn có thể thấy cảnh người đàn ông giàu có nhất thế giới ngồi cùng một loại ghế với những người bình thường, đó là một cảm giác rất thú vị", cựu biên tập viên Hoàng gia nói thêm.
Bó hoa cầm tay cô dâu không chỉ đẹp đơn thuần mà còn mang ý nghĩa Hoàng gia. Từ thời Nữ hoàng Victoria, hoa cầm tay cô dâu luôn được cài thêm 1 nhành Myrtle (loại cây họ sim) được mệnh danh là
Bó hoa cầm tay cô dâu không chỉ đẹp đơn thuần mà còn mang ý nghĩa Hoàng gia. Từ thời Nữ hoàng Victoria, hoa cầm tay cô dâu luôn được cài thêm 1 nhành Myrtle (loại cây họ sim) được mệnh danh là "thảo mộc tình yêu", là biểu tượng cho hôn nhân hạnh phúc. Đến nay, truyền thống hoa cưới này vẫn được duy trì.
Đám cưới Hoàng gia Anh không có nghi lễ cô dâu ném hoa cầm tay như đám cưới truyền thống Âu Mỹ, mà bó hoa này sẽ được đặt trên mộ của 1 đấu sĩ không tên tại tu viện Westminster.
Đám cưới Hoàng gia Anh không có nghi lễ cô dâu ném hoa cầm tay như đám cưới truyền thống Âu Mỹ, mà bó hoa này sẽ được đặt trên mộ của 1 đấu sĩ không tên tại tu viện Westminster.
Ô tô được lựa chọn làm phương tiện chuyên chở cô dâu tiến vào tu viện kể từ đám cưới của Công nương Kate. Tuy nhiên trước đó, xe ngựa được sử dụng để chở cô dâu tới nơi cử hành hôn lễ.
Ô tô được lựa chọn làm phương tiện chuyên chở cô dâu tiến vào tu viện kể từ đám cưới của Công nương Kate. Tuy nhiên trước đó, xe ngựa được sử dụng để chở cô dâu tới nơi cử hành hôn lễ.