Một nghiên cứu mới đây của đại học Sussex (Anh) đã tiết lộ lý do đằng sau thói quen này của chim hải âu. Franziska Feist và các đồng nghiệp của cô đã nghiên cứu hành vi của những con chim tại bãi biển Brighton trong hai năm 2021 và 2022. Họ để những gói khoai tây chiên giòn màu xanh lam và xanh lục trên bãi cát để dụ hải âu.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm, ngồi cách đó khoảng 5 mét, vừa quan sát lũ chim vừa ăn khoai tây. Họ nhận thấy 48% số chim tiếp cận các gói được người đang ăn, trong khi đó chỉ có 19% số chim tới những gói khoai để không.

Các nhà nghiên cứu cho biết có khả năng hải âu ăn cắp thức ăn của chúng ta vì chúng bị ảnh hưởng bởi hành vi của con người.

Bà Feist nhận định: “Lịch sử tiến hóa của hải âu không liên quan đến con người. Tuy nhiên, vì quá trình đô thị hóa diễn ra gần đây, mà chúng dần học hỏi những kỹ năng từ các loài khác. Đây là một điều rất thú vị đối với tôi”.

Tiết lộ bí mật đằng sau những vụ chôm đồ ăn thiện nghệ của hải âu-1

Madeleine Goumas từ đại học Exeter cho biết những nghiên cứu như thế này có thể giảm thiểu xung đột giữa hải âu và con người, nhưng cảnh báo rằng ăn thức ăn của con người có thể không có lợi cho loài vật này.

Một nghiên cứu do đại học Bristol thực hiện vào năm 2020 đã tiết lộ rằng mô hình kiếm ăn của hải âu có liên quan chặt chẽ với thời gian nghỉ học cũng như thời gian mở và đóng cửa của các trung tâm rác thải.

Nghiên cứu cho biết rằng hải âu rất linh hoạt trong việc điều chỉnh hành vi kiếm ăn của chúng phù hợp với lịch trình thời gian của con người.

Năm 2019, các nhà khoa học từ đại học Exeter phát hiện ra rằng hải âu ít ăn cắp thức ăn hơn khi chúng biết mình đang bị theo dõi. Nghiên cứu cho thấy trung bình những con chim mất thêm 21 giây để tiếp cận một túi khoai tây chiên nếu chúng có thể thấy mình đang bị theo dõi.

Mặc dù nổi tiếng là bạo dạn và hung dữ, nhưng hầu hết hải âu đều quá sợ hãi khi mổ thức ăn nếu có người ở gần và trong số 74 con chim, chỉ có 27 con cắn được miếng ăn.

Theo VietNamnet