Với những người chơi cây cảnh chuyên nghiệp, hay đến cả những người chỉ đơn giản đang tìm kiếm một loại cây thích hợp trồng trong nhà thì chắc hẳn đều biết đến cây tùng la hán. Vậy cây tùng la hán hợp mệnh gì, cách chăm sóc cây tùng la hán ra sao, các loại tùng la hán phù hợp với bạn là gì?

1. Đôi nét về cây tùng la hán:

Tên gọi khác của cây tùng la hán là sam đất, sam la hán hay vạn niên tùng. Quả của cây này có hình dáng giống với tượng la hán nên người ta gọi là cây tùng la hán. Chính bởi hình dáng đặc biệt của loại quả này mà cây tùng la hán đặc biệt được yêu thích trong giới nghiên cứu và sành cây cảnh phong thủy.

Cây tùng la hán là cây thân gỗ, tuổi thọ cao, nếu sống trong tự nhiên có thể cao từ 5-7m. Tùng la hán trông khá giống với cây thông, thân cây gồ ghề, vỏ xù xì, lá nhọn mà xanh ngắt, thân dẻo, dễ uốn và tạo hình. Chính lớp vỏ xì xì đã tạo nên vẻ ngoài phong trần, vẻ đẹp cổ điển, cuốn hút.

Tìm hiểu về cây tùng la hán: Ý nghĩa của cây và tuổi nào nên đặt trong nhà-1

Cây tùng la hán được trồng rất đa dạng từ hình thể cho đến kiểu chậu trồng. Nhiều cây tùng la hán với dáng bonsai thể hiện được đẳng cấp muôn loài. Thế cây tùng la hán thanh nhã tràn trề sức sống, lá cây xanh tươi quanh năm tạo cảm giác mạnh mẽ cao quý.

Vì thế cây rất thích hợp trong việc trưng bày trong các phòng có không gian lớn, nếu trồng phối đá sẽ tạo cảm giác tự nhiên của núi rừng. Cây tùng la hán có tuổi thọ rất dài, thân lại chắc khỏe nên nhiều người trồng làm bonsai thế kiểng.

Nếu như chăm sóc đúng cách cây trải qua hàng trăm năm vẫn giữ vẻ đẹp. Cây tùng la hán còn trồng theo kiểu để bàn nên thường là những cây con nhỏ trồng chung với nhau, mang lại sự mới lạ, phong cách.

2. Cách chăm sóc cây tùng la hán:

– Nhân giống: Tùng la hán là loại cây thân gỗ, có thể nhân giống bằng hạt, tách bụi hoặc chiết cành đều được.

– Đất: Vì là loại cây có sức sống mãnh liệt nên đất trồng tùng la hán không cần phải quá nhiều dưỡng chất như các loại cây khác. Nhưng phải đảm bảo yếu tố đất tơi, xốp. Có thể sử dụng các loại mùn như sơ dừa, xi than, tro trấu, đá perlife, xỉ than trộn vào đất.

Tìm hiểu về cây tùng la hán: Ý nghĩa của cây và tuổi nào nên đặt trong nhà-2

– Ánh sáng: Cây có thể tự thích nghi với điều kiện môi trường bán râm và phòng máy lạnh. Tuy nhiên, dù cây tùng la hán hay cây trồng khác cũng không nên để cây phía sau cửa kính bởi làm cây nóng hơn, dẫn đến sốc nhiệt, mất nước héo lá. Khi ở ngoài trời, cường độ ánh sáng tự nhiên lớn cây vẫn có thể chịu được.

– Nước: Loại cây có thể sống ở điều kiện khắc nghiệt nên không cần phải tưới cây thường xuyên. 7 – 10 ngày tưới 1 lần sẽ là phù hợp nếu cây được để trong không gian văn phòng. Mỗi lần tưới chỉ đủ ẩm đất, không nên tưới quá nhiều, cây bị úng nước, dễ chết. Dùng bình xịt để tưới cũng là phương pháp chăm sóc cây hiệu quả nếu đó là tùng la hán để bàn.

– Gió: Cây tùng la hán này trong tự nhiên thường được mọc ở trên núi, cường độ gió lớn, nên yếu tố gió sẽ giúp cho lá cây được dày và khít, nếu thiếu gió, môi trường bí cây sẽ bị thưa lá và xấu.

3. Cây tùng la hán hợp mệnh gì?

Tùng la hán là loại cây cảnh tuyệt đẹp, có nhiều ưu điểm tốt hội tụ lại. Cây có tuổi thọ lâu năm, dạng lá kim, đặc biệt cây có ý nghĩa phong thủy rất tốt khi giúp cho không gian xung quanh mình tràn ngập phúc, gia chủ khi trồng cây sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm ăn phát tài phát đạt.

Cây tùng la hán đặc biệt hợp với hợp người mệnh Thủy và người mệnh Kim vì Kim sinh Thủy. Các tuổi hợp với cây tùng la hán là: Bính Tý, Quý Tỵ, Nhâm Tuất, Đinh Sửu, Bính Ngọ, Quý Hợi, Giáp Thân, Đinh Mùi, Ất Dậu, Giáp Dần, Nhâm Thìn, Ất Mão. Những tuổi trên đều có mệnh Thủy.

Theo Thoidaiplus.giadinh.net.vn