“Tôi yêu cầu ai còn sống thì cựa quậy để còn biết đến cứu”
Vẫn còn nét mặt bàng hoàng, chị Nguyễn Thị Kiều My (SN 1998, trú thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ) nhớ lại: “Khoảng 22h đêm 16/8, khi đang trong nhà tôi bỗng nghe một âm thanh rất lớn. Biết có tai nạn nên tôi vội vã chạy ra đường. Thời điểm đó, chiếc xe khách đã bị biến dạng”.
Hiện trường sau vụ tai nạn
Theo anh Nguyễn Duy Phương (29 tuổi, người trực tiếp tham gia cứu nạn), hiện trường vụ tai nạn rất kinh hoàng. Người nằm la liệt, một số thi thể bị biến dạng, trái cây ở tầng trên xe ô tô văng ra đầy đường.
Hiện trường vụ tai nạn
“Tiếng khóc, tiếng kêu la… vang vọng cả xóm. Khi ra đến nơi, thấy nhiều người chết tôi rất sợ hãi, nhưng cứu người vẫn quan trọng nhất. Nghĩ thế, tôi cùng 1 thanh niên nữa liều mình leo lên xe. Tôi yêu cầu ai còn sống thì cựa quậy hoặc kêu lên để biết đưa đi cấp cứu.
Ngay sau đó, thấy 1 người còn ấm tôi nhanh chóng đi cấp cứu, nhưng rồi họ cũng không qua khỏi. 2 người chết trên xe tôi cũng tham gia đưa xuống, đồng thời dìu những người may mắn thoát chết ra khỏi xe”, anh Phương cho biết.
Đầu xe khách bị hư hỏng hoàn toàn
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, bệnh viện đã tiếp nhận 2 nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông thảm khốc trên tuyến tránh QL1A tại Phù Mỹ.
...và xe đầu kéo cũng bị biến dạng
Trong đó, nạn nhân Võ Văn Thoại (34 tuổi, trú Thừa Thiên - Huế) bị chấn thương cột sống, liệt hai chân, nạn nhân Lê Thị Li Na (23 tuổi, trú Thừa Thiên Huế) bị chấn thương phần mềm.
Chiếc xe khách tan hoang sau vụ tai nạn
Hiện cả hai nạn nhân đều tỉnh táo và đang nằm theo dõi tại phòng Ngoại Thần kinh 4 - Khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống. Sau tai nạn, ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh đã đến hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.
Hiện trường sau vụ tai nạn ngổn ngang
Như Dân Việt đã đưa tin, lúc 22h ngày 16/8, tại tuyến đường tránh đoạn qua quốc lộ 1A (thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), xe khách mang BKS 75B-001.01 đi hướng Nam ra Bắc, trên xe chở 18 hành khách do tài xế Nguyễn Long Hồ (trú TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) điều khiển.
Mảnh vỡ văng đầy đường
Qua đoạn đường trên, xe khách xảy ra va quệt với ô tô đầu kéo mang BKS 35C-035.50 kéo theo rơmoóc 35R-001.76 chở theo 2 máy ủi, do tài xế Nguyễn Văn Hương (trú tỉnh Ninh Bình) điều khiển chạy ngược chiều. Vụ tai nạn khiến 5 người chết, 6 người bị thương.
Danh tính 5 hành khách thiệt mạng:
- Võ Văn Thành (SN 1960, ở La Vân Hạ, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế).
- Nguyễn Thanh Tùng (SN 1985, ở Ấp Thới An, Giai Xuân, Phong Điền, TP Cần Thơ).
- Nguyễn Thị Ngọc Duyên (SN 1998, ở Phong Chương, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).
- Lê Đức Trí (SN 1976, ở tổ 8, phường Phú Bài, TX Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế).
- Hoàng Cao Đức (SN 1985, ở thôn Tân Phước, xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa).
6 người bị thương gồm:
- Nguyễn Thị Mỹ Tiên (SN 1978, ấp Thới An, xã Giai Xuân, Phong Điền, TP Cần Thơ).
- Trinh Vang Ngọc (SN 1984, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận).
- Đinh Thị Ngọc Phượng (SN 1981, xã Vĩnh Lang, Vĩnh Liêm, Vĩnh Long).
- Võ Văn Thoại (SN 1983, xã Hương Sơn, H.Hương Thủy, Thừa Thiên Huế).
- Lê Thị Ly Na (SN 1994, KV.Thủy Châu, Hưng Thủy, TP Huế).
- Nguyễn Trung Thắng (SN 1992, ở thôn Đại Phú, xã Phong Chương, Phong Điền, Thừa Thiên Huế).
Nhân viên ngân hàng lái xe tông chết bé 7 tuổi, điềm tĩnh quay lại xóa dấu vết
Ngày 17/8, thông tin từ Công an huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết đơn vị này đã khởi tố vụ án, bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Quang Hiếu (28 tuổi, trú tại thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Trước đó, vào cuối tháng 6/2017, Hiếu điều khiển xe ô tô trên quốc lộ 1A (đoạn qua xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) thì gây tai nạn với một người đàn ông đi xe máy chở theo 3 con nhỏ.
Đối tượng tại cơ quan điều tra
Cú tông mạnh khiến một cháu bé 7 tuổi tử vong, 3 người còn lại đi trên xe bị thương nặng. Lợi dụng đêm tối, Hiếu bỏ mặc các nạn nhân rồi lái xe bỏ trốn.
Sau khi lái xe đi cất giấu, Hiếu quay lại hiện trường thu dọn những mảnh vỡ của xe ô tô nhằm xóa dấu vết vụ tai nạn. Ngày hôm sau, Hiếu đưa xe ra garage để sửa chữa, xóa bằng chứng còn lại trên xe.
Hiếu là nhân viên Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) Nghệ An, chi nhánh huyện Hưng Nguyên. Sau khi gây tai nạn, Hiếu vẫn tới cơ quan làm việc bình thường. Hiện cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ để xử lý đối tượng Hiếu trước pháp luật.
Vắt chanh vào miệng khi trẻ lên cơn co giật, mẹ suýt giết con
Thấy con lên cơn co giật, nghe theo lời chỉ dẫn của bạn bè, người mẹ lấy chanh vắt vào miệng trẻ. Đứa trẻ không những không hết bệnh mà còn có dấu hiệu tím tái và chuyển sang viêm phổi.
Đó là một trong những sai lầm cơ bản nhưng rất nguy hiểm của cha mẹ trong cách xử lý khi trẻ lên cơn sốt cao co giật mà bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cảnh báo.
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)
Theo bác sĩ Phương, nhiều cha mẹ quá lệ thuộc vào kinh nghiệm dân gian hay lời chỉ dẫn của bạn bè, người thân mà có cách xử trí không đúng khi trẻ lên cơn sốt cao.
Một trong những sai lầm đó là vắt chanh vào miệng trẻ sẽ giúp cơn co giật kết thúc; thậm chí có trường hợp người nhà tự lấy muỗng đưa vào miệng cho trẻ cắn. Hành động này rất nguy hiểm, bởi lúc này đường thở của trẻ không hoạt động, khi chanh vào miệng có thể tuột vào luôn bên trong gây hóc dị vật đường thở, thậm chí làm trẻ tím tái, ngưng thở.
"Trẻ em từ 5 tháng đến 6 tuổi khi sốt cao (trên 39 độ C) có khả năng co giật lành tính. Đây là những cơn co giật ngắn, kéo dài tối đa từ 1-2 phút và sau cơn co giật, bệnh nhân tỉnh táo bình thường, không để lại di chứng gì hết. Tuy nhiên, nếu bé không sốt mà vẫn co giật, sau co giật bị liệt nửa người hoặc hôn mê, để lại di chứng ngưng thở thì đã liên quan đến bệnh lý, đa phần là bệnh lý thần kinh trung ương" , bác sĩ Phương phân tích.
Những bệnh lý hay gặp nhất là động kinh, nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh trung uơng (như viêm màng não do siêu vi), rối loạn điện giải do tiêu chảy, mất nước do hạ/tăng natri trong máu gây co giật. Ngoài ra, sau khi bệnh nhân bị chấn thương phù não cũng gây co giật. Những trường hợp bệnh lý này chỉ chiếm khoảng 20% những ca nhập viện, còn lại đa phần là lành tính.
Chính vì vậy, vấn đề xử trí của cha mẹ khi con lên cơn co giật để không bị di chứng là rất quan trọng. "Khi co giật, trẻ thường bị mất ý thức, phản xạ hầu, họng mất đi, biểu hiện là tình trạng hít sặc. Di chứng cơ bản nhất là tình trạng thiếu oxy ở não.
Phụ huynh cần tìm cách làm cho nhớt từ miệng chảy ra để không làm thiếu oxy, ngửa đầu trẻ ra để đường thở được thông. Nếu trẻ lên cơn sốt phải tìm cách cho trẻ hạ sốt ngay bằng các phương pháp vật lý như: lau nước ấm, đặt thuốc sốt ở hậu môn.
Làm mọi cách để trẻ không bị tím, kê đầu cao, không để miệng trẻ bị ách tắc. Thông thường khi trẻ bị co giật lành tính thì sẽ tự hết", bác sĩ Phương đưa ra lời khuyên cho các phụ huynh.
Ngoài dựa vào các biểu hiện lâm sàng và bệnh sử, khi bé co giật, các bác sĩ sẽ tiến hành đo điện não, nặng thêm có thể cho chụp MRI não để tìm hiểu chính xác cơn co giật xuất phát từ vấn đề gì.
Nhiều trẻ suýt chết oan vì sai lầm của bố mẹ
N.L
Theo Vietnamnet