Video ghi lại cảnh tượng lũ quét cuồn cuộn ở Mù Cang Chải
Rạng sáng 3/8, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có mưa to đến rất to. Lũ ở suối Nậm Kim, tại khu vực tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải (khu vực có Trường liên cấp trung học cơ sở và tiểu học Võ Thị Sáu cùng nhiều hộ dân sinh sống) đã xảy ra lũ ống.
Theo thông tin từ báo Yên Bái, ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến 10 giờ sáng 3/8, số người thiệt mạng do lũ ống gây ra đã tăng lên 25 người, 6 người bị thương, 14 nhà sập hoàn toàn và 26 nhà bị cuốn trôi.
Video ghi lại cảnh lũ quét ở Mù Cang Chải
Cơn lũ ống đêm 2/8 lao qua trung tâm thị trấn Mù Cang Chải với tốc độ khủng khiếp, gần như cuốn phăng mọi thứ trên đường đi của lũ. Các thiệt hại công trình công cộng như trường học, sân vận động. Thiệt hại về cơ sở vật chất đang tiếp tục thống kê.
Anh Đỗ Văn Vũ - Tổ 8. thị trấn Mù Cang Chải cho biết vào lúc 6h sáng sau cơn mưa cả đêm thì lũ ống bất ngờ kéo xuống làm sập nhiều nhà dân và gây thiệt hại nhiều người. Nơi xảy ra lũ là trường liên cấp trung học cơ sở của thị trấn Mù Cang Chải.
Hà Nội, dừng phát loa phường hàng ngày tại 4 quận
Các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng sẽ chỉ phát loa phường khi trường hợp khẩn cấp, phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Ngày 1/8, Chủ tịch UBND Hà Nội đã ký quyết định phê duyệt đề án “Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội”.
Theo đề án này, các quận, huyện, thị xã thực hiện sắp xếp lại hệ thống loa truyền thanh phường, xã, thị trấn theo hướng hiệu quả, tối ưu, phân bổ hợp lý, đặt tại địa điểm công cộng, đông dân cư, tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân, trật tự mỹ quan đô thị.
Chỉ phát loa phường trong trường hợp khẩn cấp
Đối với các phường thuộc các quận duy trì từ 5 đến 10 cụm loa (mỗi cụm tối đa 2 loa). Vị trí các cụm loa do UBND quận căn cứ điều kiện thực tế của địa bàn để lựa chọn, quyết định và gửi Sở Thông tin và Truyền thông danh sách, sơ đồ vị trí cụm loa để tổng hợp, trừ các cụm loa được lựa chọn duy trì.
Hệ thống loa truyền thanh phường còn lại được giữ nguyên trạng và tạm dừng phát thanh. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp UBND các quận theo dõi, đánh giá hiệu quả, báo cáo thành phố quyết định phương án sắp xếp chính thức.
Đối với địa bàn thị xã Sơn Tây và các huyện, tiếp tục duy trì hệ thống đài truyền thanh nhưng sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Thời gian phát sóng như các quận nhưng thời lượng được phép kéo dài hơn, tối đa 45 phút/buổi phát sóng.
Địa bàn 4 quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) loa phường chỉ phát nội dung thông báo các trường hợp khẩn cấp (phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống dịch bệnh...) hoặc theo yêu cầu của trung ương và thành phố.
Các quận còn lại loa phường chỉ phát thông tin có liên quan đến dân cư trên địa bàn. Cụ thể: công việc chung của phường; vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách, thông báo công việc có mốc thời gian thực hiện (khám nghĩa vụ quân sự, tiêm chủng, giải phóng mặt bằng, chi trả lương hưu...), các trường hợp khẩn cấp (phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống dịch bệnh...)
Thời gian phát được quy định tối đa 2 buổi (sáng, chiều) một ngày, 5 ngày/tuần (thứ 7, chủ nhật chỉ phát trong trường hợp đặc biệt) và thời lượng tối đa 15 phút/buổi.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới hình thức tuyên truyền, như: lắp đặt bảng tin điện tử tại các khu vực công cộng và khu chung cư cao tầng, nhắn tin tới số thuê bao điện thoại nội dung chỉ đạo, điều hành của thành phố. Đề án được thực hiện từ ngày ban hành quyết định và kết thúc năm 2018.
Clip cận cảnh quán ăn dùng hóa chất ngâm gạo để giúp cơm nở
Những tin tức về thứ hóa chất làm cơm nở được bán công khai tại các chợ, được nhiều quán cơm bình dân sử dụng khiến người tiêu dùng không khỏi giật mình về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng tròn mẩy đầy ú ụ nhờ gói bột trắng hóa chất "phép màu".
Những suất cơm đầy ắp nhưng thực chất chỉ là "no ảo", người ăn cảm thấy nhanh đói
Tại quán cơm siêu rẻ của chị Hoa ngày nào cũng vài trăm khách ăn trưa, và tối. Mặc dù cửa hàng cơm của chị nằm khuất trong ngõ nhỏ, nhưng do giá cả phải chăng, chủ quán lại xởi lởi thường cho khách thêm cơm canh nên “tiếng lành đồn xa”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, quán chị Hoa hay ở một số quán cơm khác để có giá siêu rẻ như vậy, họ phải sử dụng công nghệ nấu cơm đặc biệt. Đó là, sau khi nước được đổ vào một chiếc xoong lớn, bà chủ trộn nửa chén chất bột màu trắng vào gạo (chất bột này có tác dụng làm gạo nở và cơm nhanh chín).
Chỉ khoảng 30 phút sau, cơm chín, dù chỉ với 5 kg gạo nhưng cho ra được một nồi cơm to dành cho 40-50 người ăn. Bà chủ quán chia ra làm hai, ba nồi, sau đó đưa ra bán cho khách với giá “siêu rẻ”. Tại những quán cơm giá rẻ, ăn thêm cơm thoải mái mà không bị tính thêm tiền đang là lựa chọn số 1 của người lao động nghèo.
Khách hàng mặc dù gọi 1 suất cơm đầy ắp, nhiều cơm nhưng sẽ bị hiện tượng "no ảo", đầy bụng, nhanh bị đói. Đằng sau những suất cơm ấy, họ không ngờ rằng nhiều mối hiểm họa đang rình rập sức khỏe của bản thân mình.
Trong video thí nghiệm của chương trình “Cảnh báo an toàn sống” với sự tham gia của nghệ sĩ Quyền Linh cũng ghi lại cận cảnh quán cơm bình dân phù phép nồi cơm nở gấp đôi chỉ với một muỗng bột hóa chất.
Clip cận cảnh các quán cơm dùng bột ngâm giúp gạo nở
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại bột giúp làm cơm chín nhanh và nở nhiều là loại hóa chất giúp giữ hơi nước trong hạt gạo cũng như tổng hợp các chất khí giúp hạt gạo nở to hơn bình thường.
Chính điều này có thể nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Chưa kể việc các quán cơm sử dụng một loại bột không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hướng dẫn sử dụng là sai quy định và vi phạm pháp luật.
N.L
Theo Vietnamnet