Mùa hè đã "sát nút" rồi đấy và đây cũng là thời điểm muỗi sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Cho dù là ban ngày, muỗi vẫn không buông tha cho bất kì ai, "thích là chích".
Tôi là "nạn nhân" của bọn muỗi đáng ghét đó. Có thể bạn không tin nhưng cho dù tôi đã bôi bôi trét trét cả "tấn kem chống muỗi" thì bọn chúng vẫn không buông tha, chích không ngừng nghỉ. Đã rất nhiều lần tôi thắc mắc, than trời trách đất rằng sao mình "bất hạnh" đến thế, cứ suốt ngày "hiến máu" cho lũ muỗi kia. Tôi lần mò trên internet, hỏi "google ca ca", cuối cùng cũng hiểu vì sao muỗi và tôi lại "thân thiết" đến thế.
Thế này này, theo các chuyên gia giải thích hẳn hoi nhé, việc "được" muỗi "hỏi thăm" thường xuyên là do sự kết hợp giữa các đặc điểm di truyền và mùi. Và đến 85% lí do muỗi "cưng chiều" ai đó là vì di truyền. Thế nên, bạn sẽ giương cao cờ trắng đầu hàng bọn muỗi nếu bố mẹ bạn cũng nằm trong danh sách "quan tâm đặc biệt" của muỗi nhé.
Không chỉ có thế, mồ hôi, axit lactic, axit uric và octenol đối với muỗi là cực kì quyến rũ. Chúng xuất hiện khi nào mà lại khiến tôi bị muỗi hành hạ mãi? Đây rồi, axit lactic được giải phóng qua lỗ chân lông trên da, đặc biệt khi vừa tập thể dục, còn axit uric được biết đến phổ biến là một chất trong nước tiểu, tích tụ ở da người, octenol có trong mồ hôi và hơi thở.
Hiểu rồi nhé, nếu người chúng ta đẫm mồ hôi, hoặc hơi thở mạnh mẽ, các chất hóa học này sẽ xuất hiện nhiều hơn trên cơ thể. Trong khi đó, có những người lại "xui xẻo", cơ địa ra mồ hôi khá nhiều nên những chất hóa học này được cơ hội tiết ra nhiều hơn bình thường, và chúng ta trở thành thứ quyến rũ, thu hút lũ muỗi đáng ghét đến "chén" nhiều hơn so với những người xung quanh.
Nhân nói đến hơi thở, bạn biết không, lượng cacbon dioxit do bạn thở ra cũng được ví như "nước hoa" thu hút muỗi đấy. Ai là người thải lượng khí nhiều nhất? Là những người to lớn và phụ nữ mang thai.
Còn nữa nhé, theo các nhà khoa học, muỗi yêu thích nhiệt độ cao. Thế nên thân nhiệt của bạn tăng cao (sau khi chạy bộ, tập thể dục...) đồng nghĩa với việc bạn đã "bật đèn xanh" cho muỗi đến "làm thịt" bạn nhé.
Bên cạnh đó, nếu sợ hao nước mà để đến tận 2 hay 3 ngày mới tắm thì xác định đi, bạn là mục tiêu quan trọng của muỗi. Vì sao ư? Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mùi mồ hôi cũ (trên 1 ngày đã là cũ nhé) cực kì thu hút muỗi. Hãy chăm tắm rửa để không trở thành mồi ngon của muỗi.
Bạn thắc mắc vì sao muỗi biết bạn nhóm máu nào mà "ghé thăm"? Đơn giản lắm, 85% người trong số chúng ta tiết ra chất giúp muỗi nhận biết nhóm máu và họ cũng có khả năng bị muỗi đeo bám hơn 15% còn lại.
Tôi là "nạn nhân" của bọn muỗi đáng ghét đó. Có thể bạn không tin nhưng cho dù tôi đã bôi bôi trét trét cả "tấn kem chống muỗi" thì bọn chúng vẫn không buông tha, chích không ngừng nghỉ. Đã rất nhiều lần tôi thắc mắc, than trời trách đất rằng sao mình "bất hạnh" đến thế, cứ suốt ngày "hiến máu" cho lũ muỗi kia. Tôi lần mò trên internet, hỏi "google ca ca", cuối cùng cũng hiểu vì sao muỗi và tôi lại "thân thiết" đến thế.
Thế này này, theo các chuyên gia giải thích hẳn hoi nhé, việc "được" muỗi "hỏi thăm" thường xuyên là do sự kết hợp giữa các đặc điểm di truyền và mùi. Và đến 85% lí do muỗi "cưng chiều" ai đó là vì di truyền. Thế nên, bạn sẽ giương cao cờ trắng đầu hàng bọn muỗi nếu bố mẹ bạn cũng nằm trong danh sách "quan tâm đặc biệt" của muỗi nhé.
Không chỉ có thế, mồ hôi, axit lactic, axit uric và octenol đối với muỗi là cực kì quyến rũ. Chúng xuất hiện khi nào mà lại khiến tôi bị muỗi hành hạ mãi? Đây rồi, axit lactic được giải phóng qua lỗ chân lông trên da, đặc biệt khi vừa tập thể dục, còn axit uric được biết đến phổ biến là một chất trong nước tiểu, tích tụ ở da người, octenol có trong mồ hôi và hơi thở.
Hiểu rồi nhé, nếu người chúng ta đẫm mồ hôi, hoặc hơi thở mạnh mẽ, các chất hóa học này sẽ xuất hiện nhiều hơn trên cơ thể. Trong khi đó, có những người lại "xui xẻo", cơ địa ra mồ hôi khá nhiều nên những chất hóa học này được cơ hội tiết ra nhiều hơn bình thường, và chúng ta trở thành thứ quyến rũ, thu hút lũ muỗi đáng ghét đến "chén" nhiều hơn so với những người xung quanh.
Nhân nói đến hơi thở, bạn biết không, lượng cacbon dioxit do bạn thở ra cũng được ví như "nước hoa" thu hút muỗi đấy. Ai là người thải lượng khí nhiều nhất? Là những người to lớn và phụ nữ mang thai.
Còn nữa nhé, theo các nhà khoa học, muỗi yêu thích nhiệt độ cao. Thế nên thân nhiệt của bạn tăng cao (sau khi chạy bộ, tập thể dục...) đồng nghĩa với việc bạn đã "bật đèn xanh" cho muỗi đến "làm thịt" bạn nhé.
Bên cạnh đó, nếu sợ hao nước mà để đến tận 2 hay 3 ngày mới tắm thì xác định đi, bạn là mục tiêu quan trọng của muỗi. Vì sao ư? Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mùi mồ hôi cũ (trên 1 ngày đã là cũ nhé) cực kì thu hút muỗi. Hãy chăm tắm rửa để không trở thành mồi ngon của muỗi.
Thân nhiệt của bạn tăng cao (sau khi chạy bộ, tập thể dục...) đồng nghĩa với
việc bạn đã "bật đèn xanh" cho muỗi đến "làm thịt".
Chưa hết, kể cả nhóm máu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bạn có là "món ăn" yêu thích của muỗi không. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng nhóm máu O dễ bị muỗi chích cao hơn gấp 2 lần nhóm máu B, còn nhóm máu A ít bị muỗi chích hơn nhóm máu B. việc bạn đã "bật đèn xanh" cho muỗi đến "làm thịt".
(Ảnh: Internet)
Bạn thắc mắc vì sao muỗi biết bạn nhóm máu nào mà "ghé thăm"? Đơn giản lắm, 85% người trong số chúng ta tiết ra chất giúp muỗi nhận biết nhóm máu và họ cũng có khả năng bị muỗi đeo bám hơn 15% còn lại.
Nguồn: Dailymail
Theo Afamily / Trí Thức Trẻ
Theo Afamily / Trí Thức Trẻ