Trang phục trong phim cổ trang luôn được truyền thông và khán giả quan tâm. Mang yếu tố lịch sử, các nhà làm phim phải đảm bảo bối cảnh và thời gian trong phim logic. Tuy nhiên, điều này đang trở thành điều quan ngại với các nhà chức trách khi hiện tại, nhiều dự án ra mắt bị chỉ trích phục trang phản cảm, nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận kéo theo việc lạm dụng yếu tố tạo hình để gây chú ý.
Vẻ dịu dàng, e ấp của Lưu Diệc Phi trong Hồng môn yến. Nhưng bộ váy dáng cúp ngực lộ vai trần tạo ra nhiều bình luận trái chiều.
Khán giả từng la ó khi xem Lưu Khải Uy đóng vai vua thời Thanh nhưng lại mặc hoàng bào thêu hình "rồng nhăn mặt", không có dáng dấp uy nghi. "Làm phim lịch sử, điều tối thiểu là phải tìm hiểu lịch sử. Vấn đề của phim cổ trang hiện nay là thực trạng làm ẩu, quay vội, thiếu cẩn thận dẫn đến phản cảm", một nhà phê bình đánh giá trên Ifeng
Theo Trí thức trẻ
Gần đây nhất là hình ảnh công chúa Như Ý trong Bao Thanh Thiên 2016. Tạo hình Như Ý bị đánh giá hở hang, không đúng phong cách phụ nữ thời Tống, mang nét triều Đường. Có người lầm tưởng đang xem phiên bản 2 của Võ Mỵ Nương truyền kỳ. Cư dân mạng nhận định đây là hình ảnh mang tính câu khách, sai lịch sử của đoàn phim.
Năm 2014, các nhà làm phim làm lại phim về cuộc đời Hoàng Phi Hồng. Hoàng Phi Hồng: Bí ẩn một huyền thoại quy tụ dàn sao hạng A như Bành Vu Yến, Trương Tấn, Angelababy, Hồng Kim Bảo. Ngay từ khi công bố tạo hình, nhân vật Tam Lan của Angelababy nhận nhiều phản hồi không phù hợp. Thiết kế cách điệu váy yếm, hở vùng eo và lưng trần khá giống váy ngủ.
Lớp vải mỏng manh giống như thời hiện đại. Điểm duy nhất giúp khán giả biết đây là phim cổ trang là bối cảnh đơn sơ và mái tóc truyền thống của Angelababy.
Dàn giai nhân Võ Mỵ Nương truyền kỳ với những bộ váy áo khoe vòng một quá mức trong trang phục thời Đường. Đây cũng là lý do khiến phim phải chỉnh sửa đáng kể khi lên sóng tại Đại lục và Hong Kong. Đài TVB còn phải chi không ít tiền để tạo kỹ xảo "thêm vải" cho các diễn viên nữ.
Áo yếm thường được sử dụng trong phim cổ trang và được cách điệu, tạo hiệu ứng về mặt hình ảnh. "Do số lượng phim cổ trang mỗi năm quá lớn, chúng tôi chưa rà soát toàn bộ", lãnh đạo Tổng cục điện ảnh phát thanh và truyền hình nói về vấn đề trang phục phản cảm.
Vẻ dịu dàng, e ấp của Lưu Diệc Phi trong Hồng môn yến. Nhưng bộ váy dáng cúp ngực lộ vai trần tạo ra nhiều bình luận trái chiều.
Phim bị nhắc đến nhiều nhất về độ hở là Hoàng Kim Giáp. Các nhà phê bình cho rằng 90% cảnh phim khiến họ mệt mỏi với việc ngắm nhìn người đẹp thời Đường trình diễn vòng một.
Thái tử phi thăng chức ký bất ngờ thắng lớn. Phim được đầu tư kinh phí nghèo nàn, dàn diễn viên chưa có tên tuổi nhưng bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Tiên Chanh thu hút sự chú ý bởi tình tiết hấp dẫn, hài hước. Tuy nhiên, phim vấp chỉ trích vì tạo hình các nhân vật trong phim phản cảm, không theo khuôn mẫu cổ trang.
Nhân vật nữ chính do Trương Thiên Ái đóng thường xuyên diện váy cúp ngực ở bối cảnh thời phong kiến. Mặc dù đây là vương triều không có thật, tình tiết này vẫn bị chê bai.
Bên cạnh dàn cung tần, a hoàn mặc gợi cảm, Thái tử, thái giám hay hầu cận trong phim cũng có phong cách phản cảm. Người mặc quần lửng, người đi giày mang phong cách hiện đại.
Sự sáng tạo là cần thiết nhưng khi lạm dụng lại khiến phim bị phê bình. Thái tử phi thăng chức ký may mắn khi họ thừa nhận thiếu hụt kinh phí. Sự chỉ trích về phim vì thế cũng giảm đi đáng kể.
Mái tóc của nhân vật Thái tử Tề Thịnh xuất hiện trong giấc mơ của nữ chính Trương Bồng Bồng y chang phong cách người mẫu trong bộ sưu tập của nhà thiết kế John Galliano. Bộ phim này bị cho "hổ lốn" về trang phục.
Phục trang công chúa Kiến Ninh trong Lộc đỉnh ký gây hoang mang vì không hiểu thuộc thời đại nào. Thời Khang Hy nhà Thanh, phụ nữ cung đình thường đội mũ cầu kỳ kết chặt vào mái tóc nhưng không bị biến thể như thế này.
Hình ảnh Lưu Gia Linh trong tạo hình Võ Tắc Thiên được đánh giá kín đáo nhất nhưng xuyên tạc nhất. Hình ảnh này khiến nhân vật Võ Thị giống phụ nữ Nhật Bản.
Khán giả từng la ó khi xem Lưu Khải Uy đóng vai vua thời Thanh nhưng lại mặc hoàng bào thêu hình "rồng nhăn mặt", không có dáng dấp uy nghi. "Làm phim lịch sử, điều tối thiểu là phải tìm hiểu lịch sử. Vấn đề của phim cổ trang hiện nay là thực trạng làm ẩu, quay vội, thiếu cẩn thận dẫn đến phản cảm", một nhà phê bình đánh giá trên Ifeng
Theo Trí thức trẻ