Thay vì cắt cuống nhau cho bé khi chào đời thì lưu giữ nhau thai trong một túi vải lụa và để nó rụng tự nhiên. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều ở phương Tây, có tên gọi là “liên sinh” và đang là mối quan tâm của rất nhiều mẹ.

Đòi hỏi quy trình chăm sóc sực kỳ nghiêm ngặt

Nhiều bà mẹ ở phương Tây cho rằng, những em bé được áp dụng phương pháp "Liên sinh" hay còn gọi là phương pháp sinh con Hoa sen (Lotus birth) – không cắt dây rốn mà để tự rụng - sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn so với những đứa trẻ sinh bình thường khác, nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, thiếu máu, bệnh mắt sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt, vì lượng máu ở cuống rốn có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều tế bào gốc quan trọng nên đứa trẻ sinh ra sẽ có trí thông minh cao hơn. Mẹ và bé được ở cùng với nhau, tăng sự liên kết giữa hai mẹ con. Cuống nhau rụng một cách tự nhiên sẽ giúp trẻ có một chiếc rốn đẹp hơn so với trường hợp bị cắt cuống nhau khi chào đời.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những bất tiện khi tắm rửa, làm vệ sinh cho bé và cha mẹ phải đảm bảo khu vực bao quanh dây rốn sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Theo trào lưu này được áp dụng ở phương Tây thì phần nhau thai khi đưa ra ngoài sẽ được để khô tự nhiên trong khoảng 24 giờ và lót bên dưới là một chiếc khăn cùng hương thảo khô (hoặc tinh dầu hoa oải hương). Nhau thai khô được bọc trong một chiếc túi lụa đặc biệt. Một số người bảo quản nhau thai trong muối và thay muối mỗi ngày. Tránh để nhau thai trong thùng nhựa cứng vì ở môi trường bên ngoài, nó dễ bị phân hủy và gây mùi khó chịu.

Túi nhau thai và dây rốn sẽ đi cùng với em bé cho tới khi chúng tự rụng đi. Mẹ có thể tắm cho em bé nhưng cần đảm bảo rằng túi nhau thai vẫn được giữ khô. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi cuống nhau rụng, bố mẹ nên hạn chế di chuyển bé đi nhiều nơi. Mỗi ngày mẹ thay túi đựng nhau thai, muối hoặc hương thảo để đảm bảo vệ sinh. Dây rốn khô và tự rụng khoảng 3-5 ngày sau sinh. Khi đó, bố mẹ có thể đem nhau thai đi chôn ở một nơi đặc biệt làm kỷ niệm hoặc chọn cách xử lý phù hợp.


trào lưu không cắt dây rốn
Hiện nay có rất nhiều mẹ quan tâm tới phương pháp“liên sinh” (không cắt dây rốn khi con mới sinh) như ở các nước phát triển phương tây. Ảnh minh họa

Chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng


Theo các bác sĩ chuyên sản khoa cái khó của phương pháp này nếu giữ lại nhau thai, chắc chắn sẽ rất rắc rối, phức tạp trong việc chăm sóc và vệ sinh cơ thể cho bé. Khi mới sinh, cơ thể người mẹ vẫn còn rất yếu, chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, chứ đừng nói gì đến việc chăm sóc một đứa trẻ vẫn còn nguyên nhau thai như vậy. Thậm chí nhiều mẹ còn chưa đủ kiến thức để chăm sóc cả con va nhau thai nghiêm ngặt này.

Về mặt nguyên tắc trong y học, việc giữ nhau thai lại bắt buộc phải đảm bảo thật vô trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng cho em bé. Môi trường này phải được bảm bảo sạch sẽ tuyệt đối có sự giám sát của bác sĩ hoặc điều dưỡng.
 
Thực tế, mặc dù chất dinh dưỡng từ nhau thai rất tốt cho sức khỏe của em bé. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh hay khẳng định được rằng việc giữ lại nhau thai sẽ giúp đứa trẻ trở thành thiên tài hay có tương lai sáng lạn, tốt đẹp. Nhưng nguy cơ nhiễm trùng là điều chắc chắn có thể nhìn thấy trước mắt. Phương pháp này đòi hỏi cách nghiêm ngặt trong quá trình chăm sóc.

Hilda Hutcherson, một giáo sư về sản khoa và phụ khoa tại Đại học Columbia, cho  rằng không có bằng chứng khoa học cho thấy rằng giữ lại dây rốn sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho em bé. Hiện đã có nghiên cứu trong vài năm qua mà thấy rằng khi các bác sĩ trì hoãn cắt dây rốn khoảng 3 phút, các em bé nhận được lượng sắt nhiều hơn, giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu, nhưng ngoài khung thời gian trên, để lại các dây rốn không còn cung cấp thức ăn dinh dưỡng cho em bé.

Patrick O'Brien một phát ngôn viên RCOG trả lời trên Huffingtonpost, cho biết  nếu để  nhau thai và dây rốn trong một khoảng thời gian sau khi sinh, có thể dẫn tới nguy cơ lây nhiễm trong nhau thai và lây lan sang các em bé. Vì nhau thai là đặc biệt dễ bị nhiễm trùng vì nó có chứa máu miếng mồi rất ngon cho rất nhiều loại vi trùng, vi khuẩn.

Vì vậy để nuôi dưỡng con bằng phương pháp này thì các mẹ thật sự cần nhìn nhận không nên chạy đua theo kiểu trào lưu sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Theo Trí Thức Trẻ