Những chương trình giải trí khai thác thiếu nhi để phục vụ nhu cầu của người lớn trên truyền hình ngày càng ăn nên làm ra. Giọng hát Việt nhí vào mùa thứ 3, Gương mặt thân quen nhí mùa thứ 2, Bước nhảy hoàn vũ nhí mùa thứ 2, Đồ Rê Mí tiếp tục và một chương trình mới sắp ra mắt là MC (người dẫn chương trình) nhí.
Khán giả là người lớn nên trong những chương trình giải trí dù mang tiếng dành cho thiếu nhi, các em vẫn hát, diễn những gì người lớn thích. Nếu không, chương trình không đạt chỉ số người xem theo yêu cầu. Sự xuất hiện áp đảo những bài hát dành cho người lớn trong các chương trình thi hát của trẻ em - như Giọng hát Việt nhí, Gương mặt thân quen nhí… - khiến nhiều người nghĩ rằng nhạc Việt đang thiếu trầm trọng ca khúc dành cho thiếu nhi. Thế nhưng, điều đó chỉ đúng một phần. Khi số đông khán giả của những chương trình này là người lớn thì nhạc thiếu nhi không có cơ hội bước vào. Trẻ con hát nhạc người lớn hay mới tài!
Ở Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên, Phương Mỹ Chi trở thành ngôi sao của khán giả người lớn. Cô bé xuất hiện và hát truyền cảm những bài âm hưởng dân ca Nam Bộ mà trước đó, chỉ những ca sĩ như Hương Lan mới thể hiện lay động lòng người. Không phải là giọng ca xuất sắc nhưng việc một đứa trẻ vừa lên 10 có thể hát truyền cảm bài Quê em mùa nước lũ (Tiến Luân) khiến cảm xúc người nghe tăng thêm bội phần so với khi ca sĩ chuyên nghiệp thể hiện.
Bé Hoàng Anh trình diễn như ca sĩ chuyên nghiệp trong Giọng hát Việt nhí 2014.
Bé Quang Anh (quán quân Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên) có thể hát những ca khúc thuộc dạng “khó nhằn” như Chiếc khăn Piêu (Doãn Nho), Đá trông chồng (Lê Minh Sơn), Quê nhà (Trần Tiến)… và cũng lấy được nhiều tình cảm của người nghe. Hiệu ứng lan tỏa ngoài mong đợi của mùa đầu càng giúp cho mùa thứ 2 Giọng hát Việt nhí trở thành chương trình mặc nhiên hot. Bé Thiện Nhân vừa tròn 10 tuổi của mùa thứ 2 tiếp tục là một hiện tượng nhí khi đủ sức thể hiện những ca khúc mà đến ca sĩ chuyên nghiệp còn né tránh: Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho)…
Điểm chung ở các giọng ca nhí gây được ấn tượng mạnh ở khán giả người lớn này là khả năng thể hiện được những ca khúc khó, trong đó có một số bài thật sự trúc trắc về mặt cấu trúc - điều mà đôi khi các giọng ca chuyên nghiệp có nền tảng thanh nhạc, nhiều trải nghiệm cuộc sống vẫn chưa thể trình diễn thành công. Chính vì vậy mà khán giả người lớn càng quay cuồng theo các em trong từng đêm diễn và sau đó là trên các diễn đàn mạng. Khán giả càng quay cuồng theo các em, chương trình càng tăng chỉ số người xem.
Phép tính chung của nhà sản xuất chương trình cùng ê-kíp thực hiện là làm sao cho các em thể hiện hết khả năng của mình. Cách thức để các em bộc lộ khả năng là chọn những ca khúc ăn khách và khó để dày công tập luyện. Cấp độ khó trong chọn bài càng tăng dần lên, đủ cho khán giả thấy sự đột phá thực sự trong những giọng hát thiên phú này.
Đó là lý do vì sao qua các mùa, ngay từ những vòng thi đầu tiên của các chương trình giải trí thi hát dành cho đối tượng thiếu nhi nêu trên, khán giả đã được nghe hàng loạt ca khúc khó hát, khó cảm thụ của người lớn, như: Dòng thời gian (Nguyễn Hải Phong), Câu hò điệu lý còn đây (Lê Minh), Hồ trên núi (Phó Đức Phương), Thư pháp (Lưu Thiên Hương)… Bên cạnh đó là hàng loạt ca khúc tiếng Anh mà không phải ai cũng có thể hát được, như: You raise me up, This is me, Believe, Jar of hearts, Impossible, …
Những bài hát này thường được giới thiệu là do các em chọn nhưng thực tế, chúng được giám đốc âm nhạc của chương trình lên danh sách tư vấn, khuyến khích thí sinh và phụ huynh lựa chọn bởi tâm lý “càng khó hát thì càng dễ vào vòng trong”, thậm chí còn được khán giả nhắn tin bình chọn cao do phù hợp với ý thích của người lớn. So với những cuộc thi khác, Đồ Rê Mí những mùa trước đây được đánh giá là thuần thiếu nhi khi chương trình lựa chọn cho các em trình diễn các ca khúc đậm sắc màu trẻ thơ. Thế nhưng, nằm trong xu hướng chung phục vụ khán giả người lớn là chính nên Đồ Rê Mí cũng đã có những thay đổi cho hợp thời: Bổ sung vào chương trình những ca khúc người lớn để thí sinh tuổi nhi đồng biểu diễn. Người xem từng chứng kiến bé Thu An thể hiện bài Bóng cây K’nia (Phan Huỳnh Điểu) cùng NSND Thanh Hoa trên sân khấu Đồ Rê Mí 2014. Chưa bàn đến hay dở, chuyện một bé gái có thể hát được bài Bóng cây K’nia đã dễ dàng chinh phục khán giả người lớn.
Gồng mình lên để hát
Rõ ràng, việc chương trình chọn những ca khúc người lớn cho thiếu nhi thể hiện không chỉ để các em biểu lộ tài năng mà còn là cách giúp nhà sản xuất làm hài lòng khán giả. Vì không hiểu được hết ý nghĩa ca khúc, những đứa trẻ chuyển tải nội dung bài hát một cách khổ sở, khó nhọc. “Những đứa trẻ bị biến thành máy hát bởi chúng chỉ biết làm sao hát cho đúng với những gì được nghe, được dạy. Còn nếu hỏi các em đang hát gì, có lẽ chúng ta sẽ không có câu trả lời” - nhận xét này của nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của người trong giới.
Trong đội ngũ ca sĩ chuyên nghiệp hiện nay, liệu mấy ai có thể thể hiện thành công ca khúc H’Ren lên rẫy (Nguyễn Cường), Dòng thời gian (Nguyễn Hải Phong) hay Vết chân tròn trên cát (Trần Tiến)…? Vài giọng ca chuyên nghiệp thể hiện thành công những ca khúc này là nhờ rất nhiều yếu tố: nền tảng đào tạo bài bản thanh nhạc, trải nghiệm nghề, trải nghiệm cuộc sống. Vậy mà các chương trình thiếu nhi lại chọn cho các em hát.
Áp lực chinh phục khán giả người lớn khiến thí sinh nhí phải gồng mình phô diễn kỹ thuật và tạo cảm xúc thể hiện trong những bài hát khó. Thực tế cho thấy không em nào có đủ khả năng trình diễn tốt những ca khúc dành cho người lớn. Theo các nhà chuyên môn, các em bị buộc theo đuổi một điều quá tầm, như mặc chiếc áo quá rộng nên nhìn lôi thôi, luộm thuộm. Tuy nhiên, vì trẻ con hát ca khúc ăn khách của người lớn, có vũ đạo điêu luyện, sân khấu dàn dựng hoành tráng… nên những tiết mục của các em luôn đáp ứng nhu cầu giải trí của số đông khán giả.
Khán giả là người lớn nên trong những chương trình giải trí dù mang tiếng dành cho thiếu nhi, các em vẫn hát, diễn những gì người lớn thích. Nếu không, chương trình không đạt chỉ số người xem theo yêu cầu. Sự xuất hiện áp đảo những bài hát dành cho người lớn trong các chương trình thi hát của trẻ em - như Giọng hát Việt nhí, Gương mặt thân quen nhí… - khiến nhiều người nghĩ rằng nhạc Việt đang thiếu trầm trọng ca khúc dành cho thiếu nhi. Thế nhưng, điều đó chỉ đúng một phần. Khi số đông khán giả của những chương trình này là người lớn thì nhạc thiếu nhi không có cơ hội bước vào. Trẻ con hát nhạc người lớn hay mới tài!
Ở Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên, Phương Mỹ Chi trở thành ngôi sao của khán giả người lớn. Cô bé xuất hiện và hát truyền cảm những bài âm hưởng dân ca Nam Bộ mà trước đó, chỉ những ca sĩ như Hương Lan mới thể hiện lay động lòng người. Không phải là giọng ca xuất sắc nhưng việc một đứa trẻ vừa lên 10 có thể hát truyền cảm bài Quê em mùa nước lũ (Tiến Luân) khiến cảm xúc người nghe tăng thêm bội phần so với khi ca sĩ chuyên nghiệp thể hiện.
Bé Hoàng Anh trình diễn như ca sĩ chuyên nghiệp trong Giọng hát Việt nhí 2014.
Bé Quang Anh (quán quân Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên) có thể hát những ca khúc thuộc dạng “khó nhằn” như Chiếc khăn Piêu (Doãn Nho), Đá trông chồng (Lê Minh Sơn), Quê nhà (Trần Tiến)… và cũng lấy được nhiều tình cảm của người nghe. Hiệu ứng lan tỏa ngoài mong đợi của mùa đầu càng giúp cho mùa thứ 2 Giọng hát Việt nhí trở thành chương trình mặc nhiên hot. Bé Thiện Nhân vừa tròn 10 tuổi của mùa thứ 2 tiếp tục là một hiện tượng nhí khi đủ sức thể hiện những ca khúc mà đến ca sĩ chuyên nghiệp còn né tránh: Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho)…
Điểm chung ở các giọng ca nhí gây được ấn tượng mạnh ở khán giả người lớn này là khả năng thể hiện được những ca khúc khó, trong đó có một số bài thật sự trúc trắc về mặt cấu trúc - điều mà đôi khi các giọng ca chuyên nghiệp có nền tảng thanh nhạc, nhiều trải nghiệm cuộc sống vẫn chưa thể trình diễn thành công. Chính vì vậy mà khán giả người lớn càng quay cuồng theo các em trong từng đêm diễn và sau đó là trên các diễn đàn mạng. Khán giả càng quay cuồng theo các em, chương trình càng tăng chỉ số người xem.
Phép tính chung của nhà sản xuất chương trình cùng ê-kíp thực hiện là làm sao cho các em thể hiện hết khả năng của mình. Cách thức để các em bộc lộ khả năng là chọn những ca khúc ăn khách và khó để dày công tập luyện. Cấp độ khó trong chọn bài càng tăng dần lên, đủ cho khán giả thấy sự đột phá thực sự trong những giọng hát thiên phú này.
Đó là lý do vì sao qua các mùa, ngay từ những vòng thi đầu tiên của các chương trình giải trí thi hát dành cho đối tượng thiếu nhi nêu trên, khán giả đã được nghe hàng loạt ca khúc khó hát, khó cảm thụ của người lớn, như: Dòng thời gian (Nguyễn Hải Phong), Câu hò điệu lý còn đây (Lê Minh), Hồ trên núi (Phó Đức Phương), Thư pháp (Lưu Thiên Hương)… Bên cạnh đó là hàng loạt ca khúc tiếng Anh mà không phải ai cũng có thể hát được, như: You raise me up, This is me, Believe, Jar of hearts, Impossible, …
Những bài hát này thường được giới thiệu là do các em chọn nhưng thực tế, chúng được giám đốc âm nhạc của chương trình lên danh sách tư vấn, khuyến khích thí sinh và phụ huynh lựa chọn bởi tâm lý “càng khó hát thì càng dễ vào vòng trong”, thậm chí còn được khán giả nhắn tin bình chọn cao do phù hợp với ý thích của người lớn. So với những cuộc thi khác, Đồ Rê Mí những mùa trước đây được đánh giá là thuần thiếu nhi khi chương trình lựa chọn cho các em trình diễn các ca khúc đậm sắc màu trẻ thơ. Thế nhưng, nằm trong xu hướng chung phục vụ khán giả người lớn là chính nên Đồ Rê Mí cũng đã có những thay đổi cho hợp thời: Bổ sung vào chương trình những ca khúc người lớn để thí sinh tuổi nhi đồng biểu diễn. Người xem từng chứng kiến bé Thu An thể hiện bài Bóng cây K’nia (Phan Huỳnh Điểu) cùng NSND Thanh Hoa trên sân khấu Đồ Rê Mí 2014. Chưa bàn đến hay dở, chuyện một bé gái có thể hát được bài Bóng cây K’nia đã dễ dàng chinh phục khán giả người lớn.
Gồng mình lên để hát
Rõ ràng, việc chương trình chọn những ca khúc người lớn cho thiếu nhi thể hiện không chỉ để các em biểu lộ tài năng mà còn là cách giúp nhà sản xuất làm hài lòng khán giả. Vì không hiểu được hết ý nghĩa ca khúc, những đứa trẻ chuyển tải nội dung bài hát một cách khổ sở, khó nhọc. “Những đứa trẻ bị biến thành máy hát bởi chúng chỉ biết làm sao hát cho đúng với những gì được nghe, được dạy. Còn nếu hỏi các em đang hát gì, có lẽ chúng ta sẽ không có câu trả lời” - nhận xét này của nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của người trong giới.
Trong đội ngũ ca sĩ chuyên nghiệp hiện nay, liệu mấy ai có thể thể hiện thành công ca khúc H’Ren lên rẫy (Nguyễn Cường), Dòng thời gian (Nguyễn Hải Phong) hay Vết chân tròn trên cát (Trần Tiến)…? Vài giọng ca chuyên nghiệp thể hiện thành công những ca khúc này là nhờ rất nhiều yếu tố: nền tảng đào tạo bài bản thanh nhạc, trải nghiệm nghề, trải nghiệm cuộc sống. Vậy mà các chương trình thiếu nhi lại chọn cho các em hát.
Áp lực chinh phục khán giả người lớn khiến thí sinh nhí phải gồng mình phô diễn kỹ thuật và tạo cảm xúc thể hiện trong những bài hát khó. Thực tế cho thấy không em nào có đủ khả năng trình diễn tốt những ca khúc dành cho người lớn. Theo các nhà chuyên môn, các em bị buộc theo đuổi một điều quá tầm, như mặc chiếc áo quá rộng nên nhìn lôi thôi, luộm thuộm. Tuy nhiên, vì trẻ con hát ca khúc ăn khách của người lớn, có vũ đạo điêu luyện, sân khấu dàn dựng hoành tráng… nên những tiết mục của các em luôn đáp ứng nhu cầu giải trí của số đông khán giả.
Theo NLĐ