Vừa rẻ, vừa đẹp và "mua bao nhiêu cũng có"
Có mặt tại nhiều cổng trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi không khó để bắt gặp và mua những miếng dán hoạt hình có nguy cơ gây hại cho trẻ nhỏ. Tại các quầy hàng trước cổng các trường mầm non và tiểu học, cùng với các loại đồ ăn vặt "truyền thống" có nguồn gốc từ Trung Quốc như: kẹo hổ, kẹo phát sáng, thịt hổ, cá bò khô, hay nhiều loại đồ chơi khác thì miếng dán hoạt hình cũng được nhiều trẻ nhỏ đặc biệt thích thú.
Cận cảnh miếng dán hoạt hình rất bắt mắt trẻ em.
Nếu như cách đây hàng chục năm với trẻ nhỏ cấp 1 thì "tài sản" là những viên bi, những xâu dây thun nhiều màu... thì nay trẻ nhỏ lại chọn cho mình những loại đồ chơi được sản xuất từ Trung Quốc với mẫu mã bắt mắt, đẹp và thời thượng. Đối với miếng dán hoạt hình cũng vậy, các miếng dán được cắt và phối màu theo các nhân vật trong phim hoạt hình hoặc các con vật với hàng trăm lựa chọn hấp dẫn, đủ kích cỡ, kiểu dáng hay màu sắc. Trẻ có thể dễ dàng tách miếng dán ra khỏi tấm nilon và dán trang trí cặp, sách vở, áo quần hoặc dán lên người.
Theo quan sát của chúng tôi, chất liệu những miếng dán này là nhựa, trên bề mặt được phủ một lớp sơn bóng in hình thù khá sắc nét, mặt sau là lớp keo khá bám để trẻ có thể dán lên da.
Bề ngoài miếng dán có chữ Trung Quốc và dòng chữ "Made in China".
Tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, chúng tôi tìm đến một xe hàng rong bán đồ chơi trước cổng trường có bán đầy đủ những mặt hàng dành cho trẻ nhỏ. Khi chúng tôi tỏ ý muốn mua miếng dán hoạt hình, người bán hàng nhanh nhảu: "Chị thích lấy loại nào, loại phủ nhựa hay loại keo? Loại phủ nhựa thì giá 10 ngàn một miếng có khoảng 30 hình dán nhỏ các nhân vật hoạt hình, cây cỏ, vật dụng... còn đối với loại keo thì giá chỉ 8 ngàn đồng thôi".
Nói xong, người bán hàng lôi ra một mớ các loại miếng dán và quảng cáo đủ thứ về việc trẻ nhỏ thường thích loại này, loại kia. Chị này lại tiếp tục cho biết: "Nó rẻ thế, trẻ nó thích lắm thậm chí một đứa mua đến lớp chia cho cả lớp dùng nữa ấy".
Miếng dán hoạt hình nằm chung với hàng chục loại đồ chơi khác cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc tại một cửa hàng nhỏ trước cổng trường tiểu học.
Miếng dán hoạt hình này được bán với giá 10 ngàn đồng để các bé gái dán lên tai thay bông tai được ưa chuộng.
Tiếp tục khảo sát một trường tiểu học cạnh hồ Giảng Võ, một cửa hàng cũng bày bán khá nhiều đồ chơi cho trẻ nhỏ, khi chúng tôi hỏi về những miếng dán lên da dành cho trẻ nhỏ chủ quán cũng quảng cáo cho chúng tôi rất nhiều và nói: "Nếu là con gái thì lấy loại miếng dán nhựa ấy, giá cũng chỉ 10 ngàn thôi nhưng có nhiều hình khác nhau. Ngoài ra có loại miếng dán nhỏ, các cháu gái hay dùng để dán vào tai thay cho khuyên tai cũng thích lắm".
Ngoài miếng dán hoạt hình bằng nhựa, loại miếng dán hoạt hình bằng keo cũng hút trẻ nhỏ.
Cầm miếng dán trên tay chúng tôi cũng khá ngạc nhiên bởi quan sát thì miếng dán khá bắt mắt mà giá lại rẻ đến đáng ngờ. Khi có nhã ý muốn mua với số lượng lớn thì bà chủ cho hay: "Hàng từ Trung Quốc cả đấy, mà muốn nhập nhiều về bán thì tôi cho số điện thoại của người đổ buôn, hàng tuần nó thường lượn qua đây đổ hàng 1 lần đấy. Giá nhập vào cũng chỉ 4-5 ngàn/miếng thôi".
Cha mẹ ngơ ngác không biết nguy hiểm
Loại miếng dán hoạt hình bằng keo cũng được trẻ nhỏ thích thú lựa chọn với giá chỉ 8 ngàn đồng/hộp.
Nhiều bậc cha mẹ vì chiều theo sở thích của con mà không biết rằng miếng dán hoạt hình lại có nguy cơ gây ung thư, gây vô sinh. Trò chuyện với nhiều bậc phụ huynh đang chờ con trước cổng một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa, họ đều khẳng định đã từng nhìn thấy con mình có dán những tấm hoạt hình lên da mà không hề biết chính những miếng dán đó lại gây nguy hiểm.
Nói về điều này, chị Phương Nhi - một phụ huynh chia sẻ: "Thực sự thì cũng chẳng để ý đâu! Cách đây khoảng hơn 1 tuần mình có biết con mình dán 2 tấm lên 2 má khi tan trường, lúc đó mình cũng chỉ nghĩ rằng điều đó là quá bình thường vì dù sao cũng chỉ là một loại đồ chơi thôi".
Trẻ nhỏ thường sử dụng miếng dán hoạt hình lên tay, mặt hay dán lên tai thay cho bông tai
Thậm chí sau lần đó, con gái chị Phương Nhi lại đòi nằng nặc mẹ mua bằng được những miếng dán có hình thủy thủ mặt trăng hay Doreamon để dán đầy góc học tập hoặc ở cánh cửa chiếc tủ lạnh trong nhà.
"Cháu mua không chỉ dán ở sách vở, bút thước mà nhiều khi tôi thấy cháu còn dán lên tay, chân và cả tai nữa vì có nhiều miếng dán được quảng cáo là có thể dán thay thế bông tai rất đẹp và thời trang nữa. Từ hôm qua nghe thông tin tôi cũng khá hoang mang, chắc chắn từ nay tôi phải cấm không để cháu chơi những thứ nguy hiểm như thế nữa", chị Hà một bậc phụ huynh cho biết thêm.
Trong khi đó, hàng quán tại các trường tiểu học không chỉ kinh doanh những miếng dán hoạt hình được cảnh báo gây nguy hiểm mà hiện tại vẫn bày bán nhiều loại thực phẩm như: thịt hổ, kẹo nổ, thịt cá sấy, bim bim con hổ... không rõ nguồn gốc và đã từng được báo chí cảnh báo từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, một số người bán hàng cũng bộc bạch rằng trẻ nhỏ chỉ thích chơi những đồ chơi hay món ăn độc, lạ, màu mè và giá rẻ mà nhiều đồ chơi, đồ ăn vặt sản xuất trong nước không đáp ứng được. Có lẽ chính vì nguyên nhân này mà từ nhiều năm qua, các sản phẩm độc hại không rõ nguồn gốc vẫn âm thầm tấn công học sinh tiểu học.
Có mặt tại nhiều cổng trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi không khó để bắt gặp và mua những miếng dán hoạt hình có nguy cơ gây hại cho trẻ nhỏ. Tại các quầy hàng trước cổng các trường mầm non và tiểu học, cùng với các loại đồ ăn vặt "truyền thống" có nguồn gốc từ Trung Quốc như: kẹo hổ, kẹo phát sáng, thịt hổ, cá bò khô, hay nhiều loại đồ chơi khác thì miếng dán hoạt hình cũng được nhiều trẻ nhỏ đặc biệt thích thú.
Cận cảnh miếng dán hoạt hình rất bắt mắt trẻ em.
Nếu như cách đây hàng chục năm với trẻ nhỏ cấp 1 thì "tài sản" là những viên bi, những xâu dây thun nhiều màu... thì nay trẻ nhỏ lại chọn cho mình những loại đồ chơi được sản xuất từ Trung Quốc với mẫu mã bắt mắt, đẹp và thời thượng. Đối với miếng dán hoạt hình cũng vậy, các miếng dán được cắt và phối màu theo các nhân vật trong phim hoạt hình hoặc các con vật với hàng trăm lựa chọn hấp dẫn, đủ kích cỡ, kiểu dáng hay màu sắc. Trẻ có thể dễ dàng tách miếng dán ra khỏi tấm nilon và dán trang trí cặp, sách vở, áo quần hoặc dán lên người.
Theo quan sát của chúng tôi, chất liệu những miếng dán này là nhựa, trên bề mặt được phủ một lớp sơn bóng in hình thù khá sắc nét, mặt sau là lớp keo khá bám để trẻ có thể dán lên da.
Bề ngoài miếng dán có chữ Trung Quốc và dòng chữ "Made in China".
Tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, chúng tôi tìm đến một xe hàng rong bán đồ chơi trước cổng trường có bán đầy đủ những mặt hàng dành cho trẻ nhỏ. Khi chúng tôi tỏ ý muốn mua miếng dán hoạt hình, người bán hàng nhanh nhảu: "Chị thích lấy loại nào, loại phủ nhựa hay loại keo? Loại phủ nhựa thì giá 10 ngàn một miếng có khoảng 30 hình dán nhỏ các nhân vật hoạt hình, cây cỏ, vật dụng... còn đối với loại keo thì giá chỉ 8 ngàn đồng thôi".
Nói xong, người bán hàng lôi ra một mớ các loại miếng dán và quảng cáo đủ thứ về việc trẻ nhỏ thường thích loại này, loại kia. Chị này lại tiếp tục cho biết: "Nó rẻ thế, trẻ nó thích lắm thậm chí một đứa mua đến lớp chia cho cả lớp dùng nữa ấy".
Miếng dán hoạt hình nằm chung với hàng chục loại đồ chơi khác cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc tại một cửa hàng nhỏ trước cổng trường tiểu học.
Miếng dán hoạt hình này được bán với giá 10 ngàn đồng để các bé gái dán lên tai thay bông tai được ưa chuộng.
Tiếp tục khảo sát một trường tiểu học cạnh hồ Giảng Võ, một cửa hàng cũng bày bán khá nhiều đồ chơi cho trẻ nhỏ, khi chúng tôi hỏi về những miếng dán lên da dành cho trẻ nhỏ chủ quán cũng quảng cáo cho chúng tôi rất nhiều và nói: "Nếu là con gái thì lấy loại miếng dán nhựa ấy, giá cũng chỉ 10 ngàn thôi nhưng có nhiều hình khác nhau. Ngoài ra có loại miếng dán nhỏ, các cháu gái hay dùng để dán vào tai thay cho khuyên tai cũng thích lắm".
Ngoài miếng dán hoạt hình bằng nhựa, loại miếng dán hoạt hình bằng keo cũng hút trẻ nhỏ.
Cầm miếng dán trên tay chúng tôi cũng khá ngạc nhiên bởi quan sát thì miếng dán khá bắt mắt mà giá lại rẻ đến đáng ngờ. Khi có nhã ý muốn mua với số lượng lớn thì bà chủ cho hay: "Hàng từ Trung Quốc cả đấy, mà muốn nhập nhiều về bán thì tôi cho số điện thoại của người đổ buôn, hàng tuần nó thường lượn qua đây đổ hàng 1 lần đấy. Giá nhập vào cũng chỉ 4-5 ngàn/miếng thôi".
Cha mẹ ngơ ngác không biết nguy hiểm
Loại miếng dán hoạt hình bằng keo cũng được trẻ nhỏ thích thú lựa chọn với giá chỉ 8 ngàn đồng/hộp.
Nhiều bậc cha mẹ vì chiều theo sở thích của con mà không biết rằng miếng dán hoạt hình lại có nguy cơ gây ung thư, gây vô sinh. Trò chuyện với nhiều bậc phụ huynh đang chờ con trước cổng một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa, họ đều khẳng định đã từng nhìn thấy con mình có dán những tấm hoạt hình lên da mà không hề biết chính những miếng dán đó lại gây nguy hiểm.
Nói về điều này, chị Phương Nhi - một phụ huynh chia sẻ: "Thực sự thì cũng chẳng để ý đâu! Cách đây khoảng hơn 1 tuần mình có biết con mình dán 2 tấm lên 2 má khi tan trường, lúc đó mình cũng chỉ nghĩ rằng điều đó là quá bình thường vì dù sao cũng chỉ là một loại đồ chơi thôi".
Trẻ nhỏ thường sử dụng miếng dán hoạt hình lên tay, mặt hay dán lên tai thay cho bông tai
Thậm chí sau lần đó, con gái chị Phương Nhi lại đòi nằng nặc mẹ mua bằng được những miếng dán có hình thủy thủ mặt trăng hay Doreamon để dán đầy góc học tập hoặc ở cánh cửa chiếc tủ lạnh trong nhà.
"Cháu mua không chỉ dán ở sách vở, bút thước mà nhiều khi tôi thấy cháu còn dán lên tay, chân và cả tai nữa vì có nhiều miếng dán được quảng cáo là có thể dán thay thế bông tai rất đẹp và thời trang nữa. Từ hôm qua nghe thông tin tôi cũng khá hoang mang, chắc chắn từ nay tôi phải cấm không để cháu chơi những thứ nguy hiểm như thế nữa", chị Hà một bậc phụ huynh cho biết thêm.
Trong khi đó, hàng quán tại các trường tiểu học không chỉ kinh doanh những miếng dán hoạt hình được cảnh báo gây nguy hiểm mà hiện tại vẫn bày bán nhiều loại thực phẩm như: thịt hổ, kẹo nổ, thịt cá sấy, bim bim con hổ... không rõ nguồn gốc và đã từng được báo chí cảnh báo từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, một số người bán hàng cũng bộc bạch rằng trẻ nhỏ chỉ thích chơi những đồ chơi hay món ăn độc, lạ, màu mè và giá rẻ mà nhiều đồ chơi, đồ ăn vặt sản xuất trong nước không đáp ứng được. Có lẽ chính vì nguyên nhân này mà từ nhiều năm qua, các sản phẩm độc hại không rõ nguồn gốc vẫn âm thầm tấn công học sinh tiểu học.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ