Trời tháng năm, Sài Gòn vẫn nắng và nắng đến điên đầu. Tôi hối hả chạy nắng, đi tìm một quán cà phê để tận hưởng cái mát rượi tỏa ra từ những chiếc máy lạnh. Thế rồi tôi đi chậm hơn, chậm hơn và dừng lại khi thấy một ông lão đang cặm cụi uống những ngụm cà phê còn sót lại trong thùng rác.
Người đàn ông nhỏ con, đầu tóc bạc trắng, trên tay lỉnh kỉnh những món đồ phế liệu. Ông lão bước từng bước chậm rãi đến chiếc thùng rác lượm lặt những thứ mà người khác đã bỏ đi. Và cũng không quên "thưởng" cho mình một ngụm cà phê mát rượi dưới cái nóng như thiêu đốt của mùa hè.
Ly cà phê của ai đó vừa vứt vào thùng rác bỗng trở thành món quà quý báu với người đàn ông ấy. Tôi cảm nhận rõ sự mãn nguyện trên gương mặt đã hằn sâu những vết nhăn của ông.
Bất chợt trong giây lát tôi quên mất mình đang đứng dưới cái nắng gần 40 độ của Sài Gòn. Xót xa đến lặng người. Ông lão đi trước, tôi dõi bước theo sau, hai con người chậm rãi bước qua từng vỉa hè của thành phố. Đến mỗi thùng rác, ông đều dừng lại, mò mẫm trong chiếc thùng với hi vọng tìm thấy vài chai nhựa, vỏ lon. Và tôi chắc một điều, ông sẽ rất vui nếu may mắn tìm thấy ly nước của ai đó vừa vứt vào thùng rác mà vẫn chưa uống hết.
Đi được một đoạn khá xa, tôi và ông cụ cùng ngồi lại trên một chiếc ghế đá. Ông tâm sự với cái giọng khàn đặc: "Tui có con chứ, nhưng con cái cũng có công chuyện riêng của nó, nó có gia đình riêng, mình đâu thể làm phiền được. Khi nào khó khăn quá thì kêu tụi nó đưa mấy trăm xài đỡ vậy thôi!". Ông lão tên Nguyễn Hào Hiệp (78 tuổi) cười nhẹ rồi kể tiếp "Vợ tui mất cách đây vài năm. Giờ tui sống một mình ở gần chợ Thái Bình nè. Từ chợ vào hẻm một đoạn là tới chỗ tui ở".
Hàng ngày ông lão bắt đầu ra đường từ lúc 7h sáng, ông cứ đi loanh quanh trong khu vực quận 1 để lượm ve chai từ các thùng rác. Cứ thế mỗi ngày ông kiếm được mười mấy hai chục ngàn đồng, đủ để chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày.
Ông nói: "Nhiều người phí lắm, ly cà phê mua mấy chục ngàn mà uống có chút xíu rồi bỏ vào thùng rác. Tui mà thấy còn là tui quý lắm, ngon lắm đó, mình làm gì có tiền mua mấy ly nước đó". Ông cho biết dù giờ đã lớn tuổi, đi đứng cũng khó khăn nhưng vẫn còn đi được thì vẫn sẽ tự mình kiếm sống nuôi bản thân, chứ không phiền đến con cháu. "Mình tự làm tự ăn, không ai khinh mình" ông tâm sự.
Ngồi một lát, rồi ông lại đứng dậy tiếp tục cuộc hành trình của mình. Giữa trung tâm thành phố san sát những tòa nhà cao tầng xa hoa, những con người sang trọng thì ông cụ vẫn cần mẫn lục tìm những thức ăn thừa trong thùng rác.
Bên kia đường, trong những quán cà phê sang trọng, mọi người cầm trên tay những cốc cà phê ngon lành tận hưởng cái không khí mát rượi phả ra từ máy lạnh. Nếu bất chợt gặp cụ ông trên đường, các bạn cũng đừng cho tiền làm chi, mời ông cụ một ly cafe, uống cùng mình như hai người bạn, bảo đảm ông thích lắm, người Sài Gòn hào sảng là thế mà!
Người đàn ông nhỏ con, đầu tóc bạc trắng, trên tay lỉnh kỉnh những món đồ phế liệu. Ông lão bước từng bước chậm rãi đến chiếc thùng rác lượm lặt những thứ mà người khác đã bỏ đi. Và cũng không quên "thưởng" cho mình một ngụm cà phê mát rượi dưới cái nóng như thiêu đốt của mùa hè.
Ly cà phê của ai đó vừa vứt vào thùng rác bỗng trở thành món quà quý báu với người đàn ông ấy. Tôi cảm nhận rõ sự mãn nguyện trên gương mặt đã hằn sâu những vết nhăn của ông.
Bất chợt trong giây lát tôi quên mất mình đang đứng dưới cái nắng gần 40 độ của Sài Gòn. Xót xa đến lặng người. Ông lão đi trước, tôi dõi bước theo sau, hai con người chậm rãi bước qua từng vỉa hè của thành phố. Đến mỗi thùng rác, ông đều dừng lại, mò mẫm trong chiếc thùng với hi vọng tìm thấy vài chai nhựa, vỏ lon. Và tôi chắc một điều, ông sẽ rất vui nếu may mắn tìm thấy ly nước của ai đó vừa vứt vào thùng rác mà vẫn chưa uống hết.
Ông lão nhỏ nhắn, chậm rãi bước đi trên từng vỉa hè.
Đến thùng rác, ông lại dừng lại để tìm kiếm vài món đồ đem bán ve chai.
Đến thùng rác, ông lại dừng lại để tìm kiếm vài món đồ đem bán ve chai.
Đi được một đoạn khá xa, tôi và ông cụ cùng ngồi lại trên một chiếc ghế đá. Ông tâm sự với cái giọng khàn đặc: "Tui có con chứ, nhưng con cái cũng có công chuyện riêng của nó, nó có gia đình riêng, mình đâu thể làm phiền được. Khi nào khó khăn quá thì kêu tụi nó đưa mấy trăm xài đỡ vậy thôi!". Ông lão tên Nguyễn Hào Hiệp (78 tuổi) cười nhẹ rồi kể tiếp "Vợ tui mất cách đây vài năm. Giờ tui sống một mình ở gần chợ Thái Bình nè. Từ chợ vào hẻm một đoạn là tới chỗ tui ở".
Hàng ngày ông lão bắt đầu ra đường từ lúc 7h sáng, ông cứ đi loanh quanh trong khu vực quận 1 để lượm ve chai từ các thùng rác. Cứ thế mỗi ngày ông kiếm được mười mấy hai chục ngàn đồng, đủ để chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày.
Ông nói: "Nhiều người phí lắm, ly cà phê mua mấy chục ngàn mà uống có chút xíu rồi bỏ vào thùng rác. Tui mà thấy còn là tui quý lắm, ngon lắm đó, mình làm gì có tiền mua mấy ly nước đó". Ông cho biết dù giờ đã lớn tuổi, đi đứng cũng khó khăn nhưng vẫn còn đi được thì vẫn sẽ tự mình kiếm sống nuôi bản thân, chứ không phiền đến con cháu. "Mình tự làm tự ăn, không ai khinh mình" ông tâm sự.
Ngồi một lát, rồi ông lại đứng dậy tiếp tục cuộc hành trình của mình. Giữa trung tâm thành phố san sát những tòa nhà cao tầng xa hoa, những con người sang trọng thì ông cụ vẫn cần mẫn lục tìm những thức ăn thừa trong thùng rác.
Bên kia đường, trong những quán cà phê sang trọng, mọi người cầm trên tay những cốc cà phê ngon lành tận hưởng cái không khí mát rượi phả ra từ máy lạnh. Nếu bất chợt gặp cụ ông trên đường, các bạn cũng đừng cho tiền làm chi, mời ông cụ một ly cafe, uống cùng mình như hai người bạn, bảo đảm ông thích lắm, người Sài Gòn hào sảng là thế mà!
Theo Tri Thức Trẻ