Trung Quốc: Gánh nặng sính lễ khiến nhiều nam giới không dám kết hôn
Việc tỷ lệ nữ giới quá ít ở Trung Quốc đã dẫn tới tình trạng nam giới phải trả nhiều tiền hơn để chuẩn bị sính lễ cưới vợ, một truyền thống đang vấp phải sự phản đối ngày càng tăng.
Chuẩn bị sính lễ là một tập tục ở Trung Quốc nhưng ngày càng trở thành gánh nặng đối với gia đình nhà trai. (Nguồn: Shutterstock)
Chính quyền thị trấn Daijiapu ở phía Đông Nam Trung Quốc đã phải tập hợp 30 cô gái đến tuổi lấy chồng ở địa phương để ký một cam kết không đòi “tiền thách cưới” cao, đề cập đến phong tục trong đó người đàn ông đưa sính lễ cho gia đình vợ tương lai như một điều kiện kết hôn.
Chính quyền địa phương cho biết họ hy vọng người dân sẽ từ bỏ những phong tục lạc hậu như vậy và góp phần “bắt đầu một xu hướng văn minh mới.”
Khi Trung Quốc đối mặt với tình trạng dân số ngày càng giảm, các quan chức đang tìm cách xóa bỏ hủ tục về sính lễ để thúc đẩy tỷ lệ kết hôn vốn đang ở mức thấp.
Các khoản chi cho một đám cưới đã tăng chóng mặt ở Trung Quốc những năm gần đây - trung bình tới 20.000 USD ở một số tỉnh - khiến việc kết hôn ngày càng trở thành gánh nặng. Các khoản thanh toán thường do bố mẹ chú rể chi trả.
Truyền thống này đã vấp phải sự phản đối ngày càng tăng của người dân. Những người có trình độ học vấn cao hơn, đặc biệt là ở các thành phố, coi việc thách cưới cao là tàn dư của chế độ gia trưởng, coi phụ nữ như tài sản để mua bán.
Ở các vùng nông thôn, nơi phong tục này có xu hướng phổ biến hơn, việc đòi sính lễ cao cũng dần bị phản đối do nó trở thành gánh nặng với những nông dân nghèo, những người phải tiết kiệm thu nhập trong vài năm hoặc phải vay nợ để tổ chức đám cưới cho con trai.
Trong suốt 4 thập kỷ áp dụng chính sách một con, các bậc cha mẹ thường thích đẻ con trai hơn, dẫn đến tỷ lệ giới tính chênh lệch và khiến sự cạnh tranh để cưới vợ ngày càng gay gắt tại Trung Quốc.
Tỷ lệ nữ giới thấp hơn nam giới khiến việc tìm vợ ở Trung Quốc trở nên khó khăn. (Nguồn: CNS)
Sự mất cân bằng thể hiện rõ nhất ở khu vực nông thôn, nơi hiện nay số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới 19 triệu người.
Nhiều phụ nữ nông thôn thích kết hôn với đàn ông ở thành phố để có thể đăng ký hộ khẩu ở thành thị, giúp họ tiếp cận được dịch vụ giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Đàn ông ở khu vực nông thôn phải trả nhiều tiền hơn để kết hôn vì gia đình người phụ nữ muốn có sự đảm bảo chắc chắn rằng họ có thể chu cấp cho con gái mình, việc có thể khiến họ lún sâu hơn vào nghèo đói.
Yuying Tong, giáo sư xã hội học tại Đại học Trung văn Hong Kong, cho biết: “Điều này đã khiến nhiều gia đình tan vỡ. Cha mẹ tiêu hết tiền bạc và phá sản chỉ để tìm vợ cho con trai.”
Theo các nhà nghiên cứu, ở các vùng nông thôn, hàng xóm có thể bàn tán về những phụ nữ ra giá thách cưới thấp, đặt câu hỏi liệu họ có điều gì không ổn hay không.
Truyền thống này cũng gắn liền với quan điểm cố hữu về vai trò của phụ nữ là người chăm sóc gia đình. Các nhà nghiên cứu cho biết ở các vùng nông thôn Trung Quốc, sính lễ vẫn được coi là hình thức “mua lại” sức lao động từ cha mẹ vợ.
Sau khi kết hôn, người phụ nữ thường phải chuyển về sống với gia đình chồng, mang thai và chịu trách nhiệm nội trợ, nuôi con và chăm sóc chồng.
Theo phong tục, nhà trai phải mang sính lễ sang nhà gái để hỏi cưới. (Nguồn: Shutterstock)
Liu Guoying, 58 tuổi, một bà mối ở Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây, nơi nổi tiếng với tiền thách cưới có thể vượt quá 50.000 USD, cho biết khi ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc trì hoãn hoặc tránh kết hôn, kỳ vọng của cha mẹ họ về khoản sính lễ cũng thay đổi.
Cô cho biết các bậc cha mẹ mong muốn tạo điều kiện cho cuộc hôn nhân khởi đầu suôn sẻ đang có xu hướng tặng khoản tiền sính lễ cho các cặp vợ chồng mới cưới như của hồi môn.
Một thế hệ phụ nữ mới có trình độ học vấn cao hơn cha mẹ họ cũng có thể đóng vai trò trong việc thay đổi thái độ xung quanh vấn đề này.
Một cuộc khảo sát năm 2020 với khoảng 2.000 người ở Trung Quốc cho thấy các cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao ít đòi sính lễ hơn vì tin rằng chỉ cần yêu nhau là đủ.
Nhưng ngay cả đối với những phụ nữ như Luki Chan, 27 tuổi, đã tốt nghiệp đại học, cơ hội mà mẹ cô chưa bao giờ có được, việc thoát khỏi áp lực từ truyền thống quê hương có thể là điều khó khăn.
Mẹ cô dự tính sẽ đòi ít nhất 14.000 USD tiền sính lễ khi Chan kết hôn, như một khoản hoàn trả cho số tiền bố mẹ đã chi cho việc học hành của cô.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
22 phút trướcBất chấp định kiến xã hội và khoảng cách địa lý, tuổi tác, hai cô gái chênh lệch 11 tuổi quyết tâm đến với nhau.
-
2 giờ trướcVợ cũ hay gọi chồng tôi sang chăm con vì thằng bé suốt ngày ốm, gần đây tôi mới biết những lần anh ấy qua đêm trông con sốt thực ra là để ngoại tình với mẹ thằng bé.
-
3 giờ trướcThời gian qua, có rất nhiều người muốn thuận lợi trong tình duyên, thậm chí mong muốn đối phương răm rắp nghe lời mình đã tin tưởng, đặt mua “bùa yêu” với giá từ 250.000-500.000 đồng được rao bán trên mạng.
-
5 giờ trướcChuyện sẽ không có gì nếu vợ chồng em ra ở riêng. Đằng này, chồng em thì nghe lời mẹ, còn mẹ anh lúc nào cũng soi mói, dằn hắt con dâu.
-
7 giờ trướcBằng những tip này, hy vọng bạn sẽ có đủ tự tin để bắt đầu những mối quan hệ mới, những câu chuyện đầy hứng khởi, trở nên thu hút và thú vị hơn với những người bạn mới.
-
8 giờ trướcKhông khí ấm áp của một đám cưới ở huyện Deogarh, bang Jharkhand (Ấn Độ) đã trở nên lạnh lẽo sau khi cô dâu tuyên bố hủy hôn vì chứng kiến chú rể ngất xỉu trong thời tiết lạnh giá.
-
9 giờ trướcCuối cùng thì hai đứa cũng làm hoà, cũng kịp lo làm thủ tục xin cấp visa đi Nhật Bản. Anh từng học bên đó gần 3 năm nên chúng mình chẳng cần phải đi theo tour, anh là hướng dẫn viện xịn nhất của vợ rồi.
-
10 giờ trướcCho rằng con gái lấy chồng Tây là giàu có, mẹ tôi bảo hai đứa phải trả toàn bộ chi phí đám cưới nhưng tiền mừng thì bà sẽ thu.
-
13 giờ trướcDịp cuối năm, chồng tôi dự kiến được thưởng mức rất cao lên đến cả trăm triệu do công ty làm ăn phát đạt.
-
22 giờ trướcTôi không ngờ, chỉ vì chuyện đi làm về muộn thôi mà bị mẹ chồng làm một điều bẽ bàng.
-
1 ngày trướcMột cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.
-
1 ngày trướcChàng rể người Đức sung sướng được trải nghiệm Tết Nguyên đán như một người Việt, anh hăm hở nấu bánh tét, cẩn thận lau dọn bàn thờ, đốt vàng mã cho tổ tiên nhà vợ.
-
1 ngày trướcĐám cưới lẽ ra là ngày hạnh phúc nhất trong đời nhưng với tôi, đó lại là kỷ niệm đầy chua chát.
-
1 ngày trướcKhi tiến hành mổ lấy thai cho sản phụ 29 tuổi, các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội phát hiện thai nhi bị 9 vòng dây rốn quấn chặt quanh cổ. Đây là một tình huống rất nguy hiểm và hiếm gặp.
-
1 ngày trướcMỗi lần về quê bị say xe nhưng tôi vẫn phải lăn ra dọn dẹp mỗi khi có cỗ bàn. Có lần nhà có giỗ mời đến cả chục mâm, tôi không về nấu nướng được nên biết thân biết phận, ăn xong phải rửa bát, dọn dẹp…
-
1 ngày trướcTheo cảnh sát, vào đêm tân hôn, cô dâu đã cho chú rể uống sữa pha thuốc an thần. Sau khi chú rể bất tỉnh, người phụ nữ đã bỏ trốn cùng số tài sản có giá trị khoảng 360 triệu đồng.
-
1 ngày trướcChồng đi làm xa, nên sau khi sinh con xong, tôi về quê nội ở cữ, dự định cũng chỉ ở đây 1 tháng rồi về nhà ngoại.
-
1 ngày trướcTôi ly dị chồng đã hơn 10 năm và một mình nuôi hai con nhỏ nên cuộc sống khá khó khăn. Ba mẹ con tôi đến nay vẫn phải đi thuê nhà.
-
1 ngày trướcNăm nay vợ tôi muốn về nhà ăn Tết cùng bố mẹ đẻ nhưng gia đình tôi rất gia trường, tôi biết chắc bố mẹ sẽ không đồng ý.
Tin tức mới nhất
-
3 giờ trước