Trường học độc lạ Nhật Bản: Cho suốt ngày chơi game, đến lớp muộn thoải mái
Tại Nhật Bản, một trường học được thành lập với mục tiêu: Đào tạo game thủ chuyên nghiệp và khuyến khích các bạn trẻ bỏ học quay trở lại lớp.
Wataru Yoshida (16 tuổi) không thể cố gắng được nữa, cậu không muốn quay trở lại trường học.
Wataru không thích giáo viên của mình, phản đối những nội quy dập khuôn và chán nản với các môn học trên lớp. Do đó, vào năm 2020, khi tất cả trường học tại Nhật Bản mở cửa trở lại sau đại dịch, cậu quyết định ở nhà và chơi game (trò chơi điện tử) suốt ngày.
"Bỗng dưng vào một hôm, thằng bé nói với tôi rằng, con không học được gì từ trường lớp", Kae Yoshida - mẹ của Wataru - chia sẻ với The Japan Times.
Hiện tại, sau hơn một năm bỏ học, Wataru theo học tại một ngôi trường "không bình thường".
Ngôi trường đào tạo thể thao điện tử đầu tiên tại Nhật Bản (Ảnh: The New York Times).
Trường đào tạo game thủ đầu tiên tại Nhật Bản
Wataru và khoảng 20 thiếu niên khác là học sinh của lớp đầu tiên tại trường Trung học eSports (thể thao điện tử) tư thục ở Tokyo, Nhật Bản. Đây là ngôi trường đầu tiên tại Nhật Bản thuộc lĩnh vực này.
Ngôi trường là sự kết hợp giữa lớp học truyền thống và các khóa đào tạo chơi game, được thành lập nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nghề game thủ chuyên nghiệp.
Mặc dù mục tiêu ban đầu là huấn luyện các vận động viên (VĐV) eSports, mô hình trường học này về sau lại thu hút những thanh niên bỏ học như Wataru quay trở lại trường.
Hiện tượng "từ chối đi học", thường bắt nguồn từ chứng lo lắng hoặc bạo lực học đường, đã trở thành vấn đề nhức nhối của nền giáo dục Nhật Bản từ năm 1990.
Với những học sinh không thể hòa nhập, môi trường học tập tại Nhật Bản có thể coi là "khắc nghiệt", khi áp lực phải tuân thủ - từ cả giáo viên lẫn bạn bè - được ghi nhận là rất cao.
Trong vài trường hợp, một số trường thậm chí bắt học sinh có màu tóc nâu tự nhiên phải nhuộm đen cho giống bạn bè, tệ hơn là đưa ra các nội quy về màu của quần áo lót.
Trường học eSports được thành lập nhằm thu hút các game thủ trẻ (Ảnh: The New York Times).
Để giảm thiểu tình trạng "từ chối đi học", các cán bộ giáo dục đã thử nghiệm nhiều mô hình khác nhau, bao gồm cả học từ xa.
Tháng 12/2022, Tokyo thông báo thành lập một trường học thuộc metaverse (vũ trụ ảo), với hình ảnh quảng cáo giống như được lấy từ những trò chơi nhập vai Nhật Bản.
Nhiều phụ huynh có điều kiện tài chính đã chuyển con mình sang học tại các trường tư hoặc "free school" (trường học tự do) - tập trung vào việc đào tạo kỹ năng giao tiếp xã hội, khuyến khích trẻ em tự học hỏi qua trí tò mò và những điều mình thích.
Đối với những thanh niên đam mê game, trường học eSports là thiên đường. Nhưng với các bậc cha mẹ, mô hình giáo dục này lại là "sự lựa chọn cuối cùng".
Không ép buộc học sinh bất kỳ điều gì
Để xoa dịu nỗi lo con em mình sẽ đi lệch hướng của phụ huynh, trường đã đầu tư vào kế hoạch giảng dạy nhằm đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục quốc gia.
Bên cạnh đó, trường đưa ra một số cách đối phó với tình trạng nghiện game và cung cấp triển vọng nghề nghiệp cho các game thủ chuyên nghiệp.
Tháng 4/2022, 22 nam học sinh, cùng cha mẹ và người nhà trong bộ vest tối màu, tập trung tại tầng 8 của một tòa nhà trong quận Shibuya (Tokyo, Nhật Bản) sầm uất để dự lễ khai giảng của trường.
Ngôi trường được thiết kế hiện đại với kiểu dáng nửa con tàu vũ trụ, nửa bo mạch chủ máy tính, có sàn kính và trần được chiếu sáng bởi các đèn neon màu xanh lá cây.
Vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần, học sinh sẽ được hướng dẫn về chiến lược thi đấu trong các trò chơi bắn súng như Fortnite và Valorant. Sau đó, họ được chia thành các nhóm để áp dụng những gì được học vào thực tế.
Vào thứ ba và thứ năm, trường sẽ dạy những môn học căn bản như toán, sinh học và tiếng Anh.
Bên cạnh chiến lược và kỹ năng trong game, học sinh được dạy cả những môn học cốt lõi như toán, sinh học và ngoại ngữ (Ảnh: The New York Times).
Khác với mô hình giáo dục truyền thống, trường đào tạo eSports bắt đầu tiết đầu tiên vào lúc 10h sáng, không yêu cầu đồng phục và không phạt nếu học sinh đến trễ.
Khi học sinh đi học muộn, các giáo viên vẫn chào hỏi vui vẻ hoặc đơn giản là bỏ qua.
"Những đứa trẻ bỏ học thường rất ghét việc bị ép buộc", Akira Saito - hiệu trưởng của trường, người có kinh nghiệm dạy học tại các trường công lập Nhật Bản - chia sẻ.
Vì thế, các giáo viên tại trường cảm thấy vui mừng khi học sinh của mình đi học, cho dù họ có đến trễ.
"Triết lý của chúng tôi là hấp dẫn học sinh bằng trò chơi điện tử, rồi chứng minh cho các em thấy rằng việc đến trường rất vui và thực sự hữu ích cho tương lai về sau", Akira nói.
Cuộc sống lạc quan, tiến bộ từng ngày
Torahito Tsutsumi (17 tuổi) đã bỏ học sau khi bị bạn bè bắt nạt dẫn đến rối loạn trầm cảm nặng.
Torahito dành cả ngày trong phòng đọc truyện tranh và chơi game. Khi mẹ cậu - Ai Tsutsumi - hỏi về vấn đề này, cậu trả lời rằng, cuộc sống của mình đã trở nên thật "vô nghĩa".
"Lúc có người nói với tôi rằng, họ cho con mình nghỉ học, tôi đã nghĩ rằng họ đang chiều hư chúng", Ai nói.
Đây là phản ứng bình thường. Nhất là khi người Nhật đặc biệt coi trọng việc rèn luyện sự kiên nhẫn - còn được gọi là "gaman".
Cách tiếp cận giáo dục này thường tập trung vào việc dạy học sinh những giá trị của sự kiên nhẫn, áp dụng hình phạt nghiêm khắc và tránh nuông chiều trẻ nhỏ.
Torahito từng là cậu bé buồn bã, chỉ ở trong phòng để chơi game và đọc truyện (Ảnh: The New York Times).
Chứng kiến con trai mình rơi vào trầm cảm, Ai lo rằng sẽ càng tồi tệ hơn nếu để con mình đi học trở lại. Bà bắt đầu mất kiên nhẫn cho tới khi thấy con trai mình bị thu hút bởi đoạn quảng cáo của trường eSports.
"Tôi không biết đó có phải là ý tưởng tốt không, nhưng quan trọng hơn cả là việc thằng bé muốn đi học", Ai Tsutsumi chia sẻ.
Đến giữa năm học, Torahito đã có tiến bộ. Theo lời kể của mẹ, cậu đến trường vào đúng 10h sáng mỗi ngày, tâm trạng cũng trở nên lạc quan hơn.
Tuy nhiên, Torahito không có nhiều bạn bè như cậu tưởng. Cậu không thấy mình có thể cạnh tranh được với những game thủ khác.
Chàng trai 17 tuổi muốn làm việc trong ngành công nghiệp game nhưng lại không tự tin về khả năng của bản thân.
Thực tế, chỉ có số ít học sinh có thể trở thành VĐV eSports chuyên nghiệp. Ngành thể thao điện tử chuyên nghiệp vốn không phổ biến tại Nhật Bản - nơi nổi tiếng với các tựa game một người chơi.
Hơn nữa, game thủ chuyên nghiệp thường có tuổi nghề ngắn ngủi, khi các VĐV có xu hướng giảm phong độ từ tuổi 24 trở lên, khi đôi tay và phản xạ chậm dần theo thời gian.
Vì thế, trường đào tạo eSports đã khuyến khích học sinh tìm kiếm các con đường khác thuộc ngành công nghiệp sáng tạo như lập trình hoặc thiết kế, xem việc trở thành game thủ chuyên nghiệp là sở thích chứ không phải là sự nghiệp chính.
Tuy nhiên, Wataru vẫn phấn đấu trở thành VĐV eSports. Mặc dù không đi học đầy đủ, cậu cố gắng tham gia 3 ngày/tuần để tập luyện.
VĐV eSports là nghề kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại chóng tàn (Ảnh: The New York Times).
Tháng 11/2022, sau nhiều tháng tập luyện, Wataru và các bạn cùng lớp vượt qua vòng một của giải đấu League of Legends cấp quốc gia - một trong những trò chơi thuộc thể loại đấu trường trực tuyến nhiều người chơi phổ biến nhất thế giới.
Tại vòng hai, đội của Wataru giành lợi thế vào trận đầu, nhưng cuối cùng lại thất bại trước một nhóm game thủ có kinh nghiệm hơn.
Bị đánh bại, các thành viên trong đội ngồi trong im lặng, ánh sáng từ màn hình máy tính chiếu lên những khuôn mặt thất vọng.
"Chắc tôi nên về nhà thôi", Wataru nói.
Cuối cùng, Wataru Yoshida vẫn ở lại trường để tập luyện. Nam sinh 16 tuổi dù sao cũng là thành viên của đội và cậu đang tiến bộ từng ngày.
Theo Dân Trí
-
1 giờ trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
2 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.
-
11 giờ trướcTikTok sẽ bị cấm ở Albania trong ít nhất một năm.
-
12 giờ trướcKhi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi ngoại tình.
-
13 giờ trướcHot girl xinh đẹp và nam streamer nói chuyện thoải mái vui vẻ.
-
17 giờ trướcBáo Hàn Quốc khen Xuân Son, đánh giá tuyển Việt Nam do HLV Kim Sang Sik dẫn dắt, vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) ấn tượng, có thể đấu Thái Lan ở chung kết.
-
23 giờ trướcChuẩn bị đón Giáng sinh, MC Diệp Chi trang trí căn hộ bằng một cây thông tươi lung linh ngập sắc đỏ và vàng.
-
1 ngày trướcTừng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ.
-
2 ngày trướcSau 10 năm trúng xổ số 108 triệu Bảng Anh (hơn 3.435 tỷ đồng), người đàn ông cho biết cuộc sống rất nhàm chán, khác xa tưởng tượng.
-
2 ngày trướcChỉ nhớ rằng bản thân từng đóng phim nhưng chưa một lần xem lại, sau hơn 20 năm, cậu bé ngày đó giờ đã có quá nhiều thay đổi.
-
2 ngày trướcNam tiktoker thường xuất hiện với tạo hình giả gái trong các video, nhưng mới đây Long Chun đã khiến cộng đồng mạng "sốc ngã ngửa" khi thông báo có con gái đầu lòng.
-
2 ngày trướcSau cuốc xe đáng nhớ với Sơn Tùng M-TP, nam tài xế xích lô đến từ Nam Định đã nhận về bất ngờ khiến không ít người thích thú.
-
2 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son cho biết anh tập hát Quốc ca Việt Nam mỗi ngày trước trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar.
-
2 ngày trướcBữa cơm mà Mai Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân rất đơn giản, thanh đạm nhưng đủ chất.
-
2 ngày trướcHLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
-
2 ngày trướcĐội tuyển Indonesia sẽ không có được sự phục vụ của trung vệ trị giá 350.000 euro (khoảng 9 tỷ đồng).
-
2 ngày trướcDịch vụ thuê vệ sĩ đối phó với bạn trai cũ hay các mối đe dọa khó xử được nhiều cô gái lựa chọn.
-
2 ngày trướcHuấn luyện viên Kim Sang-sik kỳ vọng Nguyễn Xuân Son thể hiện tốt trong lần đầu tiên ra sân cho đội tuyển Việt Nam.
-
2 ngày trướcKhoảnh khắc hạnh phúc của vợ chồng Midu - Minh Đạt đang thu hút sự chú ý của mọi người.
Tin tức mới nhất
-
28 phút trước
-
2 giờ trước