Những ngày qua, người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước thông tin nhiều nhà trẻ tại miền Nam Trung Quốc đã dùng sữa kém chất lượng cho trẻ khiến các bé mắc phải một số tình trạng lạ.
Cụ thể, một số trẻ em tại Quảng Tây đã bị sưng phù, chảy máu cam, sốt cao. Đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm trẻ em mắc triệu chứng tương tự. Nhiều người dùng trên Weibo, Wechat cho rằng việc các nhà trẻ sử dụng sữa kém chất lượng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Trong khi đó, cơ quan chức năng một mực phủ nhận thông tin này. Tuy nhiên, người dùng mạng xã hội không hề có một chút nào tin tưởng vào thông báo từ cơ quan chức năng.
Scandal bắt đầu nhen nhóm khi một ngươi dùng WeChat là ‘Zhang Rong’ chia sẻ những bức ảnh chụp tại nhà trẻ ở Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc với bình luận: “Tại Liễu Châu, hàng chục giáo viên nhà trẻ nham hiểm đã cho các bé uống một loại thực phẩm nguy hiểm thay thế cho sữa tươi trong suốt thời gian dài”.
“Các bé đã gặp phải những triệu chứng như thế này đây.” – Zhang Rong nói thêm khi đăng kèm bức ảnh một đứa trẻ bị chảy máu mũi.
Những bức ảnh này sau đó được người dùng Weibo là Song lingge No12 đăng tải và được chia sẻ hơn 5000 lần.
Một người dùng khác tên Suya tại Liễu Châu cũng chia sẻ ảnh một đứa trẻ bị sưng mắt, sốt cao và cũng đổ lỗi cho sữa kém chất lượng.
Ngay sau đó là người dùng từ các khu vực khác cũng bắt đầu đăng tải hình ảnh con cái họ hoặc những đứa trẻ khác mắc triệu chứng tương tự. Thậm chí, đã có nhóm phụ huynh mang băng rôn đi phản đối nhà trường. Sự việc ngày càng cao trào và biến thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Mới đây, nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng tải thông tin điều tra cho thấy loại 29 nhà trẻ tại miền Nam nước này đã dùng một loại “sữa” không được cấp phép, không rõ nguồn gốc cho trẻ em. Ngoài ra, hơn 10.000 container chứa sữa kém chất lượng cũng đã được phát hiện.
Điều này cho thấy, nhà trẻ đã bất chấp vi phạm pháp luật, dùng sữa kém chất lượng cho trẻ em. Hiện chưa rõ đây có phải nguyên nhân gây nên những triệu chứng khác thường của trẻ tuy nhiên việc phát hiện số lượng lớn sữa kém chất lượng đã khiến phụ huynh đứng ngồi không yên.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng tại Trung Quốc vẫn một mực khẳng định sữa trẻ em tại các vườn trẻ không hề có chất hóa học bất thường dù có chứa các chất như: Thạch tín, chì, đồng, axit benzoic,…
Hashtag “MilkproblemFlowsIntoPreschools” nhằm phanh phui sự việc đã nhận được hơn 2 triệu lượt xem cho thấy vấn đề đang trở nên nghiêm trọng. Tất cả người dùng đều cáo buộc chính quyền đang lấm liếp sự việc nghiêm trọng và rất có thể, số nhà trẻ sử dụng sữa kém chất lượng không chỉ là 29.
Đây cũng không phải lần đầu Trung Quốc gặp phải scandal liên quan đến sữa trẻ em. Năm 2008, hàng trăm nghìn trẻ em cũng bị tổn thương do uống phải sữa bột có chữa melamine. Năm 2012, sữa giả khiến 12 trẻ sơ sinh thiệt mạng.
Cụ thể, một số trẻ em tại Quảng Tây đã bị sưng phù, chảy máu cam, sốt cao. Đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm trẻ em mắc triệu chứng tương tự. Nhiều người dùng trên Weibo, Wechat cho rằng việc các nhà trẻ sử dụng sữa kém chất lượng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Nhiều gia đình biểu tình trước trường mẫu giáo vì nghi ngờ dùng sữa kém chất lượng.
Trong khi đó, cơ quan chức năng một mực phủ nhận thông tin này. Tuy nhiên, người dùng mạng xã hội không hề có một chút nào tin tưởng vào thông báo từ cơ quan chức năng.
Scandal bắt đầu nhen nhóm khi một ngươi dùng WeChat là ‘Zhang Rong’ chia sẻ những bức ảnh chụp tại nhà trẻ ở Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc với bình luận: “Tại Liễu Châu, hàng chục giáo viên nhà trẻ nham hiểm đã cho các bé uống một loại thực phẩm nguy hiểm thay thế cho sữa tươi trong suốt thời gian dài”.
“Các bé đã gặp phải những triệu chứng như thế này đây.” – Zhang Rong nói thêm khi đăng kèm bức ảnh một đứa trẻ bị chảy máu mũi.
Những bức ảnh này sau đó được người dùng Weibo là Song lingge No12 đăng tải và được chia sẻ hơn 5000 lần.
Một người dùng khác tên Suya tại Liễu Châu cũng chia sẻ ảnh một đứa trẻ bị sưng mắt, sốt cao và cũng đổ lỗi cho sữa kém chất lượng.
Ngay sau đó là người dùng từ các khu vực khác cũng bắt đầu đăng tải hình ảnh con cái họ hoặc những đứa trẻ khác mắc triệu chứng tương tự. Thậm chí, đã có nhóm phụ huynh mang băng rôn đi phản đối nhà trường. Sự việc ngày càng cao trào và biến thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Hơn 10.000 container chứa sữa không rõ nguồn gốc đã bị phát hiện tại Trung Quốc.
Mới đây, nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng tải thông tin điều tra cho thấy loại 29 nhà trẻ tại miền Nam nước này đã dùng một loại “sữa” không được cấp phép, không rõ nguồn gốc cho trẻ em. Ngoài ra, hơn 10.000 container chứa sữa kém chất lượng cũng đã được phát hiện.
Điều này cho thấy, nhà trẻ đã bất chấp vi phạm pháp luật, dùng sữa kém chất lượng cho trẻ em. Hiện chưa rõ đây có phải nguyên nhân gây nên những triệu chứng khác thường của trẻ tuy nhiên việc phát hiện số lượng lớn sữa kém chất lượng đã khiến phụ huynh đứng ngồi không yên.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng tại Trung Quốc vẫn một mực khẳng định sữa trẻ em tại các vườn trẻ không hề có chất hóa học bất thường dù có chứa các chất như: Thạch tín, chì, đồng, axit benzoic,…
Mặc dù cơ quan điều tra cho biết sữa tại các nhà trẻ đều an toàn nhưng không phụ huynh
nào tin.
nào tin.
Hashtag “MilkproblemFlowsIntoPreschools” nhằm phanh phui sự việc đã nhận được hơn 2 triệu lượt xem cho thấy vấn đề đang trở nên nghiêm trọng. Tất cả người dùng đều cáo buộc chính quyền đang lấm liếp sự việc nghiêm trọng và rất có thể, số nhà trẻ sử dụng sữa kém chất lượng không chỉ là 29.
Đây cũng không phải lần đầu Trung Quốc gặp phải scandal liên quan đến sữa trẻ em. Năm 2008, hàng trăm nghìn trẻ em cũng bị tổn thương do uống phải sữa bột có chữa melamine. Năm 2012, sữa giả khiến 12 trẻ sơ sinh thiệt mạng.
Theo Trí thức trẻ