Theo Tân Hoa Xã, hệ thống thoát nước trong Tử Cấm Thành được xây dựng lần đầu tiên vào thời nhà Minh (1368-1644). Đến nay, hệ thống thoát nước vẫn giữ được những con mương cổ có chiều dài lên tới 15km, trong đó có 13km ngầm.
Sông Kim Thủy bên trong Tử Cấm Thành. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Tất cả những con mương thoát nước đó dẫn đến sông Kim Thủy - con kênh nhân tạo bên trong Tử Cấm Thành. Từ đó, nước chảy vào Đông Hoa Môn rồi hòa vào dòng kênh bên ngoài.
Ngoài ra, hệ thống thoát nước còn được thiết kế dựa vào địa hình cùng vùng đất.
Tử Cấm Thành có 1.142 tượng đầu rồng, không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn là hệ thống thoát nước mỗi khi mưa xuống. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Ngoài ra, hệ thống thoát nước còn được thiết kế dựa vào địa hình cùng địa chất vùng. Nền của Tử Cấm Thành theo địa hình dốc của Bắc Kinh, cao hơn ở phía bắc và thấp hơn ở phía nam.
Nó cũng cao hơn dọc theo trục trung tâm và thấp hơn ở cả hai bên, lý tưởng cho việc thoát nước tự nhiên.
Suốt gần 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành chưa từng chứng kiến trận ngập lụt nào, dù mưa bão có lớn đến đâu. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Nhờ hệ thống thoát nước được thiết kế đồng bộ và tỉ mỉ, dòng chảy trong Tử Cấm Thành luôn thông suốt. Vì vậy, suốt gần 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành chưa từng chứng kiến trận ngập lụt nào, dù mưa bão có lớn đến đâu.
Do ảnh hưởng của bão Doksuri, những trận mưa lớn chưa từng thấy trong vòng 140 năm qua đã liên tục trút xuống nhiều tỉnh thành của Trung Quốc trong những ngày qua, khiến tình hình lũ lụt càng thêm nghiêm trọng.
Bão Doksuri đã khiến ít nhất 20 người thiệt mạng, hàng nghìn người phải sơ tán, gây ngập ở Bắc Kinh cùng một số thành phố khác kể từ khi đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc cách đây một tuần, theo Reuters.
Tử Cấm Thành ngày 31/7/2023. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Trung Quốc đã hứng chịu những trận mưa lớn kỷ lục trong những tuần gần đây. Vào ngày 4/8, Chính phủ Trung Quốc cho biết, thiên tai đã khiến 147 người chết hoặc mất tích trong tháng 7. Giới chức địa phương lo ngại, con số này còn có thể tăng lên.
Theo VTC