Thử nghiệm 1: Nắm chặt tay thành nắm đấm trong vòng 30 giây sau đó mở ra xem

Chúng ta hãy cùng thực hiện một thử nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của chính mình: nắm bàn tay nghiến chặt lại với nhau trong vòng 30 giây, sau đó mở ra và quan sát xem màu trắng ở lòng bàn tay sẽ biến mất ngay lập tức hay phải mất một khoảng thời gian.

Khi nắm chặt tay sẽ khiến cho các mạch máu ở dưới tay bị ép lại và gây áp lực lên lòng bàn tay. Hành động bóp chặt này sẽ ngăn chặn và cản trở hệ thống tuần hoàn máu do đó lòng bàn tay sẽ trở nên trắng xanh.

Bàn tay khi bị biến thành màu trắng, nếu nó khôi phục lại màu sắc ban đầu ngay lập tức thì điều đó có nghĩa rằng các mạch máu của bạn vẫn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu như chúng phải mất nhiều hơn 10 giây để khôi phục thì bạn nên cẩn thận, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.

Nắm chặt tay trong 30 giây bạn có thể biết được sức khỏe của bạn
Nắm chặt tay trong 30 giây bạn có thể biết được sức khỏe của bạn

Thử nghiệm 2: Bóp chặt gốc của móng tay, dùng lực ấn mạnh

Theo học thuyết kinh lạc trong Trung y, 5 ngón tay của con người đều có rất nhiều kinh huyệt chạy qua; chúng có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nội tạng đặc biệt nếu một ngón tay có cảm giác đau đớn điều đó có nghĩa là những cơ quan nội tạng tương quan với các kinh huyệt này đang gặp vấn đề.

Bạn hãy nhấn mạnh vào gốc của móng tay, sau đó dùng lực ấn và day chúng, hãy bắt đầu từ ngón út về từng ngón một và cảm nhận xem có thấy đau đặc biệt ở một ngón nào không?

Cảm giác đau ở mỗi vị trí khác nhau trên ngón tay báo hiệu vấn đề ở từng bộ phận khác nhau.

Đau ngón út:

Những người bị đau ở ngón út thường mắc các bệnh về tim hoặc ruột non. Đầu ngón tay út bên mặt áp sát với ngón đeo nhẫn (áp út) gọi là Thiểu Xung huyệt, bên còn lại gọi là Thiểu Trạch huyệt.

Thiểu Xung huyệt có quan hệ mật thiết với tim, do đó khi cơn đau tim đến hãy dùng lực ấn mạnh đầu ngón út có thể giúp giảm bớt cơn đau.

Thiểu Trạch huyệt là kinh huyệt của ruột non, khi tình trạng ruột non không được khỏe có thể dùng lực ấn mạnh một bên đầu ngón út này.

Đau ngón áp út:

Người có độ dài ngón áp út và ngón trỏ (cạnh ngón cái) tương đồng thường có xác suất lên cơn đau tim cao hơn. Khi ngón áp út bị đau có thể gây ra do triệu chứng đau họng hoặc đau đầu.

Phía trên của phần tam tiêu kinh trên ngón áp út có một huyệt vị Quan Xung, khi bị cảm cúm, sốt thì có thể dùng tay chà sát vào vị trí này giúp giảm thiểu cơn bệnh.

Đau ngón giữa:

Trên ngón tay giữa có một huyệt Trung Xung, nó có tương quan tới vị trí bao quanh màng tim, nhiều lúc tim không thể chịu được do nhiệt độ gia tăng, ở vị trí huyệt này sẽ cảm thấy đau nhói.

Đau ngón trỏ (ngón áp ngón cái):

Ngón trỏ có chứa huyệt Thương Dương tương quan đến đại tràng (ruột già), khi xuất hiện hiện tượng táo bón nó sẽ gây áp lực lên khu vực này khiến chi ngón tay trỏ cảm thấy rất đau, điều đó cho thấy bạn đang có vấn đề về đại tràng.

Đau ngón tay cái:

Huyệt Thiểu Thương nằm trên ngón tay cái có liên quan chặt chẽ đến phổi. Chẳng hạn khi phổi xuất hiện bệnh trạng thì khi ấn vào vùng này ở ngón cái sẽ cảm thấy rất đau.

Nếu bạn cảm thấy rất đau khi nhấn vào đây, vậy thì nhất định nên chú ý, rất có thể một bộ phận nào đó trong cơ thể có tương quan đến đang có vấn đề, tốt nhất hãy đến bệnh viện kiểm tra.

Ngay cả khi đau nhẹ thì nó cũng có liên quan đến huyện vị trên ngón cái này, nó cho thấy bộ phận tương quan đang có dấu hiệu không bình thường. Lúc này cần ấn và day một cách cẩn thận tại vị trí đó trên ngón cái, việc này sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Không chỉ đối với hay bàn tay như vậy mà chúng ta cũng nên tạo thói quen hàng ngày như thường xuyên ấn hay vê hai chân, hai tay. Theo thời gian nó sẽ thúc đẩy sự lưu thông tuần hoàn máu giúp các bộ phận cơ thể đặc biệt là tim trở nên khỏe mạnh hơn.

Trong cuộc sống bình thường chúng ta cũng có thể sử dụng những phương pháp này để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Nó thực sự rất hiệu quả.

Theo Báo Đất Việt