Nguyên liệu
Chân nấm đông cô khô
Dầu hào
Nước tương
Đường
Nước mắm chay
Lentinan, một trong những thành phần chính của nấm đông cô có hiệu quả ức chế enzyme cyytochrome P450 1A, thủ phạm gây viêm và ung thư. Thử nghiệm trên động vật cho thấy các chất chiết xuất từ nấm đông cô có lợi trong việc chống ung thư ở các tế bào ruột kết.
Chất lentinan còn trợ giúp hệ thống miễn dịch, có thể ngăn cản các tế bào ung thư vú phát triển. Vì vậy, ăn nấm đông cô như một cách điều trị bổ sung đối với người bị ung thư vú, ung thư bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt.
Cách làm
Đun sôi 2 chén nước, thêm 2 muỗng nước tương, 2 muỗng dầu hào, 1 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, cho chân nấm vào luộc 20 phút với lửa nhỏ.
Sau khi luộc bạn để nguội rồi vắt khô nước.
Khi luộc, gia vị đã thấm vào chân nấm rất đậm đà nên không cần thêm gia vị nữa bạn nhé!
Cho chân nấm vào cối giã dập cho dễ xé, sau đó xé nấm thành sợi nhỏ.
Cho lên bếp đảo trên lửa nhỏ đến khi nấm khô lại là được.
Khi nguội bảo quản hũ kín, ăn cùng cháo trắng hoặc xôi.
Thành phẩm
Chà bông nấm dai thơm đậm đà, ăn kèm cháo hoặc cơm vừa nhanh lại vô cùng ngon.
Nấm đông cô đem lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhờ ba tác động: - Trước hết, chất d-Eritadenine (còn gọi là lentinacin, lentsine, đôi khi viết tắt là DEA) có trong nấm giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Hợp chất đường liên phân tử glucans beta trong nấm cũng có tác dụng này. - Thứ hai, nấm đông cô có thể ngăn chặn quá trình sản xuất phân tử chất béo bám vào thành mạch, giúp bảo vệ các mạch máu. - Thứ ba, nấm đông cô có một số chất chống ô-xy hóa là mangan, selenium, kẽm, đồng bảo vệ mạch máu khỏi sự thiệt hại do quá trình này gây ra. Đặc biệt, chất ergothioneine (ET), có nguồn gốc từ a-xít amin histidine có lợi cho ti thể (mitochondria). Ti thể sử dụng ô-xy để tạo ra năng lượng cho các tế bào, trong đó có tế bào tim, giúp tim mạch khỏe mạnh. |
Theo Pháp luật và bạn đọc