Tốt nghiệp cử nhân Đại học Kiến trúc năm 2010, Phi Yến hiện là nhân viên của một tập đoàn bất động sản. Dù đặc thù ngành nghề không hề liên quan tới nghiệp vũ công nhưng cô đã đến với Belly dance như một cơ duyên.
Cử nhân Đại học Kiến trúc trở thành vũ công Belly dance.
Bén duyên với bộ môn nghệ thuật này nhờ xem các clip của những vũ công nước ngoài, Yến yêu thích, tìm hiểu và tự mày mò học qua YouTube. Sau một thời gian tập luyện, phát hiện mình có năng khiếu nên cô đào sâu học hỏi, nâng cao trình độ.
Qua nhiều lần biểu diễn tại các chương trình lớn nhỏ trong nước như Festival Huế, Festival Thái Nguyên, Carnaval, … Yến đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, cô quyết định mở lớp dạy.
Mới đầu là dạy tại nhà, sau đó cô thành lập PY CLUB nhằm giao lưu và tiến hành giảng dạy bộ môn này quy mô lớn hơn, đào tạo học sinh từ cơ bản đến nâng cao.
Phi Yến vấp phải sự phản đối từ gia đình khi quyết định học thành vũ công múa. Bởi lúc đó, bộ môn này mới du nhập và đón nhận những cái nhìn không mấy tích cực từ xã hội.
Một thời gian dài, bố mẹ Yến nhờ họ hàng khuyên nhủ cô từ bỏ nghề múa, trở về quê để làm công việc ổn định nhưng cô nhất định đi theo con đường đã chọn.
Âm thầm học múa, đi diễn, Yến giấu bố mẹ vì muốn gia đình an tâm. Để đến khi nhìn thấy thành quả Yến gặt hái được, gia đình mới thôi phản đối và ủng hộ cô.
Không qua trường lớp, Phi Yến tự mày mò học Belly dance qua YouTube.
Cô kỹ sư thiết kế cũng cho hay: “Luyện tập Belly dance đòi hỏi phải chăm chỉ thì cơ thể mới mềm dẻo, mình tự học nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các động tác đòi hỏi kỹ thuật…
Khi ấy Belly dance mới du nhập nên tìm một địa điểm học uy tín không dễ, mình đặt mua đĩa múa ở nước ngoài, liên hệ học trực tuyến với các vũ công ngoại quốc…”.
Đã có lúc Yến đã xin nghỉ làm công việc chính để tập trung phát triển niềm đam mê Belly dance. Để từ bỏ công việc lương hơn chục triệu một tháng để phát triển một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam là một điều không dễ dàng nhưng cô chưa bao giờ thấy hối hận.
Yến suy nghĩ: “Mới ngày đầu thành lập lớp dạy múa, mình phải bỏ tiền túi ra để thuê địa điểm, duy trì lớp học… Có rất nhiều khoản chi phí khác mà tiền tiết kiệm có được từ công việc cũ thì vơi dần đi…”.
Ánh nhìn của bạn bè xung quanh khi thấy cô từ bỏ công việc với lương tháng mơ ước cũng không ít lần khiến cô nghi hoặc về quyết định của mình.
Làm bất cứ nghề nào cũng đều có sự vất vả, Yến chia sẻ: “ Có những buổi biểu diễn trên sân khấu ngoài trời nắng 40 độ C, mình múa chân trần trên sàn vì như vậy mới thể hiện được kĩ thuật tốt nhất, múa đến khi chân phồng rộp, bỏng rát…”.
Không chỉ vậy, những ngày đầu đi diễn, cô cũng gặp phải những hành động khiếm nhã của khán giả, thậm chí, nhiều lần chuyện bị quỵt lương đã trở thành điều bình thường.
Yến tâm sự: “Nhiều lần diễn, khán giả đùa cợt rồi đụng chạm cơ thể, đánh đồng mình với các vũ công bar sàn khác làm mình tổn thương lòng tự trọng… Đêm về chân tay mệt mỏi, rã rời mình chỉ biết nằm khóc…”.
Định kiến số đông cho rằng vũ công Belly dance hở hang, thiếu vải quá mức, và bộ môn này chỉ mang tính vui chơi, giải trí. Chính những suy nghĩ này khiến gia đình bạn trai Yến đã có lúc không mấy thiện cảm với cô.
Và bạn trai cũng nhiều lần hiểu lầm và xảy ra cãi cọ. "Mỗi lần như thế, mình rất buồn và tủi thân vì mọi người chưa hiểu đúng nghề này, đã có lúc định kiến và áp lực làm mình muốn bỏ cuộc…”.
Với sự quyết tâm, kiên trì, Phi Yến đã vượt qua khó khăn, thử thách để gắn bó với Belly dance.
Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực khi phải vừa thuyết phục gia đình, vừa tìm thuê cơ sở, tuyển sinh học viên, chạy những show biểu diễn… nhưng không từ bỏ, cô gái trẻ vẫn đeo đuổi sở thích tới cùng.
“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn”
Đó là câu nói Phi Yến tự khích lệ chính mình khi gặp khó khăn. Không một mình, bạn trai Yến luôn động viên, cổ vũ cô gắn bó với nghề. Nhiều chuyến diễn xa, anh sẵn sàng nghỉ làm “tháp tùng” cô đi diễn.
Phi Yến được học trò và đồng nghiệp yêu mến vì sự nhiệt tình, tận tâm. Yến cũng cho biết: “Có những lần dạy trên lớp bất ngờ được học viên tặng hoa dù không nhân dịp gì…
Nhiều khi quá áp lực, nghỉ dạy hoặc đi xa là các học viên nhắn tin, gọi điện đòi cô về dạy múa… Nhận được những lời phản hồi, cảm nghĩ của học viên khi kết thúc khóa học, mình cảm động lắm, thực sự đó là nguồn động viên to lớn nhất”.
Rất nhiều học trò đã trở thành đồng nghiệp, đó chính là động lực giúp Phi Yến
tâm huyết và tận tâm giảng dạy Belly dance.
Niềm vui nhỏ của cô là trò chuyện với những lứa học viên. Thấy họ tự tin và thành công, cô lại thấy tươi vui và quyết tâm với con đường đã lựa chọn. Đã có nhiều học sinh cô đào tạo trở thành giáo viên hướng dẫn các thế hệ sau, và gia nhập vũ đoàn cùng Phi Yến.
Hiện nay, PY CLUB do Yến thành lập đào tạo chuyên sâu học sinh, vũ công. Trong tương lai, cô mong muốn tổ chức nhiều các cuộc thi giao lưu để tạo sân chơi cho bất cứ ai muốn thể hiện khả năng.
Đối với những vũ công mới vào nghề, Yến nhắn nhủ: "Xuất phát điểm của chúng ta đều từ con số 0.
Mình mong rằng các bạn đang có ý định gắn bó với nghề múa Belly dance hãy suy nghĩ thật nghiêm túc, yêu nghề và có trách nhiệm với nghề để có thể truyền đạt đúng tính chất bộ môn này đến với tất cả mọi người”.
Cử nhân Đại học Kiến trúc trở thành vũ công Belly dance.
Bén duyên với bộ môn nghệ thuật này nhờ xem các clip của những vũ công nước ngoài, Yến yêu thích, tìm hiểu và tự mày mò học qua YouTube. Sau một thời gian tập luyện, phát hiện mình có năng khiếu nên cô đào sâu học hỏi, nâng cao trình độ.
Qua nhiều lần biểu diễn tại các chương trình lớn nhỏ trong nước như Festival Huế, Festival Thái Nguyên, Carnaval, … Yến đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, cô quyết định mở lớp dạy.
Mới đầu là dạy tại nhà, sau đó cô thành lập PY CLUB nhằm giao lưu và tiến hành giảng dạy bộ môn này quy mô lớn hơn, đào tạo học sinh từ cơ bản đến nâng cao.
Phi Yến vấp phải sự phản đối từ gia đình khi quyết định học thành vũ công múa. Bởi lúc đó, bộ môn này mới du nhập và đón nhận những cái nhìn không mấy tích cực từ xã hội.
Một thời gian dài, bố mẹ Yến nhờ họ hàng khuyên nhủ cô từ bỏ nghề múa, trở về quê để làm công việc ổn định nhưng cô nhất định đi theo con đường đã chọn.
Âm thầm học múa, đi diễn, Yến giấu bố mẹ vì muốn gia đình an tâm. Để đến khi nhìn thấy thành quả Yến gặt hái được, gia đình mới thôi phản đối và ủng hộ cô.
Không qua trường lớp, Phi Yến tự mày mò học Belly dance qua YouTube.
Cô kỹ sư thiết kế cũng cho hay: “Luyện tập Belly dance đòi hỏi phải chăm chỉ thì cơ thể mới mềm dẻo, mình tự học nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các động tác đòi hỏi kỹ thuật…
Khi ấy Belly dance mới du nhập nên tìm một địa điểm học uy tín không dễ, mình đặt mua đĩa múa ở nước ngoài, liên hệ học trực tuyến với các vũ công ngoại quốc…”.
Đã có lúc Yến đã xin nghỉ làm công việc chính để tập trung phát triển niềm đam mê Belly dance. Để từ bỏ công việc lương hơn chục triệu một tháng để phát triển một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam là một điều không dễ dàng nhưng cô chưa bao giờ thấy hối hận.
Yến suy nghĩ: “Mới ngày đầu thành lập lớp dạy múa, mình phải bỏ tiền túi ra để thuê địa điểm, duy trì lớp học… Có rất nhiều khoản chi phí khác mà tiền tiết kiệm có được từ công việc cũ thì vơi dần đi…”.
Ánh nhìn của bạn bè xung quanh khi thấy cô từ bỏ công việc với lương tháng mơ ước cũng không ít lần khiến cô nghi hoặc về quyết định của mình.
Làm bất cứ nghề nào cũng đều có sự vất vả, Yến chia sẻ: “ Có những buổi biểu diễn trên sân khấu ngoài trời nắng 40 độ C, mình múa chân trần trên sàn vì như vậy mới thể hiện được kĩ thuật tốt nhất, múa đến khi chân phồng rộp, bỏng rát…”.
Không chỉ vậy, những ngày đầu đi diễn, cô cũng gặp phải những hành động khiếm nhã của khán giả, thậm chí, nhiều lần chuyện bị quỵt lương đã trở thành điều bình thường.
Yến tâm sự: “Nhiều lần diễn, khán giả đùa cợt rồi đụng chạm cơ thể, đánh đồng mình với các vũ công bar sàn khác làm mình tổn thương lòng tự trọng… Đêm về chân tay mệt mỏi, rã rời mình chỉ biết nằm khóc…”.
Định kiến số đông cho rằng vũ công Belly dance hở hang, thiếu vải quá mức, và bộ môn này chỉ mang tính vui chơi, giải trí. Chính những suy nghĩ này khiến gia đình bạn trai Yến đã có lúc không mấy thiện cảm với cô.
Và bạn trai cũng nhiều lần hiểu lầm và xảy ra cãi cọ. "Mỗi lần như thế, mình rất buồn và tủi thân vì mọi người chưa hiểu đúng nghề này, đã có lúc định kiến và áp lực làm mình muốn bỏ cuộc…”.
Với sự quyết tâm, kiên trì, Phi Yến đã vượt qua khó khăn, thử thách để gắn bó với Belly dance.
Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực khi phải vừa thuyết phục gia đình, vừa tìm thuê cơ sở, tuyển sinh học viên, chạy những show biểu diễn… nhưng không từ bỏ, cô gái trẻ vẫn đeo đuổi sở thích tới cùng.
“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn”
Đó là câu nói Phi Yến tự khích lệ chính mình khi gặp khó khăn. Không một mình, bạn trai Yến luôn động viên, cổ vũ cô gắn bó với nghề. Nhiều chuyến diễn xa, anh sẵn sàng nghỉ làm “tháp tùng” cô đi diễn.
Phi Yến được học trò và đồng nghiệp yêu mến vì sự nhiệt tình, tận tâm. Yến cũng cho biết: “Có những lần dạy trên lớp bất ngờ được học viên tặng hoa dù không nhân dịp gì…
Nhiều khi quá áp lực, nghỉ dạy hoặc đi xa là các học viên nhắn tin, gọi điện đòi cô về dạy múa… Nhận được những lời phản hồi, cảm nghĩ của học viên khi kết thúc khóa học, mình cảm động lắm, thực sự đó là nguồn động viên to lớn nhất”.
Rất nhiều học trò đã trở thành đồng nghiệp, đó chính là động lực giúp Phi Yến
tâm huyết và tận tâm giảng dạy Belly dance.
Niềm vui nhỏ của cô là trò chuyện với những lứa học viên. Thấy họ tự tin và thành công, cô lại thấy tươi vui và quyết tâm với con đường đã lựa chọn. Đã có nhiều học sinh cô đào tạo trở thành giáo viên hướng dẫn các thế hệ sau, và gia nhập vũ đoàn cùng Phi Yến.
Hiện nay, PY CLUB do Yến thành lập đào tạo chuyên sâu học sinh, vũ công. Trong tương lai, cô mong muốn tổ chức nhiều các cuộc thi giao lưu để tạo sân chơi cho bất cứ ai muốn thể hiện khả năng.
Đối với những vũ công mới vào nghề, Yến nhắn nhủ: "Xuất phát điểm của chúng ta đều từ con số 0.
Mình mong rằng các bạn đang có ý định gắn bó với nghề múa Belly dance hãy suy nghĩ thật nghiêm túc, yêu nghề và có trách nhiệm với nghề để có thể truyền đạt đúng tính chất bộ môn này đến với tất cả mọi người”.
theo zing.