Bệnh gia tăng nhanh chóng
Theo con số thống kê, hiện nay ở Việt Nam ung thư phổi đang là một trong số những bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong hàng đầu, đặc biệt là ở nam giới. Theo đó, mỗi năm có khoảng trên 20.000 người mắc mới và khoảng hơn 17.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Điều đáng nói đây là căn bệnh gia tăng theo cấp số nhân qua từng năm. Theo thống kê của ngành y tế, năm 2000 mới chỉ có 6.905 ca mới phát hiện mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có đến 62,5% bệnh nhân chỉ được chẩn đoán phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn khá muộn và không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Đến năm 2013, các bác sĩ thống kê có trên 20.000 người được xác định mắc ung thư phổi. Chỉ trong vòng 13 năm, tỷ lệ người mắc bệnh đã gia tăng gấp 4 lần – một con số đáng báo động về sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh nguy hiểm chết người này.
“Trong khói thuốc lá có hơn 40 chất có khả năng gây ung thư, đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng như: 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen… Theo thống kê, hiện có đến 90% số trường hợp mắc bệnh ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá. Những người hút thuốc lá chủ động sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi gấp 13 lần”, GS.TS Mai Trong Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.
Phân tích về những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này, GS Khoa cho biết thêm, hút thuốc lá hiện đang là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi. Theo đó, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên theo mức độ tiêu thụ thuốc lá.
Ngoài thuốc lá, các vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh nghề nghiệp, di truyền, các bệnh ở phế quản, phổi… cũng là yếu tố nguy cơ có thể gây mắc bệnh ung thư phổi.
Có thể điều trị dứt điểm bệnh ung thư phổi
Hiện nay, một sự thật đáng buồn đó chính là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như sự trẻ hóa của bệnh ung thư phổi ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì căn bệnh này có thể điều trị dứt điểm.
Người ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót lên tới 70%. Nếu được phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt 40-50%. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn (không còn khả năng phẫu thuật), tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng tới một năm là 90%.
Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Dấu hiệu gợi ý thường là, ở nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không có kết quả.
Ở giai đoạn tiến triển, triệu chứng bệnh đa dạng tùy theo vị trí của u, mức độ lan rộng của tổn thương như: Đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí… Đặc biệt là khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp…
Ung thư phổi thường di căn lên não với hội chứng tăng áp lực nội sọ, liệt thân kinh khu trú, hoặc di căn xương, di căn phổi đối bên, di căn gan…
Khi mắc bệnh ung thư phổi, việc điều trị phải dựa vào thể trạng của bệnh nhân, loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh. Điều trị ung thư phổi bao gồm các các phương pháp như: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất. Ngoài ra, có thể điều trị đơn thuần một phương pháp hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp.
Cuối cùng, GS Khoa nhận định, ung thư phổi là bệnh lý ác tính. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán điều trị, tuy nhiên tiên lượng vẫn còn dè dặt. Bởi vậy, tiền sử bệnh tật, thể trạng, loại mô bệnh học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.
Để phòng bệnh ung thư phổi, GS Khoa khuyến cáo mọi người không nên hút thuốc, cần phải có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý… Đặc biệt, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có các triệu chứng ho kéo dài, đau ngực…
Theo con số thống kê, hiện nay ở Việt Nam ung thư phổi đang là một trong số những bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong hàng đầu, đặc biệt là ở nam giới. Theo đó, mỗi năm có khoảng trên 20.000 người mắc mới và khoảng hơn 17.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Điều đáng nói đây là căn bệnh gia tăng theo cấp số nhân qua từng năm. Theo thống kê của ngành y tế, năm 2000 mới chỉ có 6.905 ca mới phát hiện mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có đến 62,5% bệnh nhân chỉ được chẩn đoán phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn khá muộn và không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Đến năm 2013, các bác sĩ thống kê có trên 20.000 người được xác định mắc ung thư phổi. Chỉ trong vòng 13 năm, tỷ lệ người mắc bệnh đã gia tăng gấp 4 lần – một con số đáng báo động về sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh nguy hiểm chết người này.
Ngoài hút thuốc lá, ô nhiễm không khí cũng là một trong những nguyên nhân dễ mắc
bệnh ung thư phổi.
bệnh ung thư phổi.
“Trong khói thuốc lá có hơn 40 chất có khả năng gây ung thư, đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng như: 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen… Theo thống kê, hiện có đến 90% số trường hợp mắc bệnh ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá. Những người hút thuốc lá chủ động sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi gấp 13 lần”, GS.TS Mai Trong Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.
Phân tích về những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này, GS Khoa cho biết thêm, hút thuốc lá hiện đang là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi. Theo đó, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên theo mức độ tiêu thụ thuốc lá.
Ngoài thuốc lá, các vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh nghề nghiệp, di truyền, các bệnh ở phế quản, phổi… cũng là yếu tố nguy cơ có thể gây mắc bệnh ung thư phổi.
Có thể điều trị dứt điểm bệnh ung thư phổi
Hiện nay, một sự thật đáng buồn đó chính là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như sự trẻ hóa của bệnh ung thư phổi ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì căn bệnh này có thể điều trị dứt điểm.
Người ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót lên tới 70%. Nếu được phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt 40-50%. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn (không còn khả năng phẫu thuật), tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng tới một năm là 90%.
Ung thư phổi có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm.
Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Dấu hiệu gợi ý thường là, ở nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không có kết quả.
Ở giai đoạn tiến triển, triệu chứng bệnh đa dạng tùy theo vị trí của u, mức độ lan rộng của tổn thương như: Đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí… Đặc biệt là khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp…
Ung thư phổi thường di căn lên não với hội chứng tăng áp lực nội sọ, liệt thân kinh khu trú, hoặc di căn xương, di căn phổi đối bên, di căn gan…
Khi mắc bệnh ung thư phổi, việc điều trị phải dựa vào thể trạng của bệnh nhân, loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh. Điều trị ung thư phổi bao gồm các các phương pháp như: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất. Ngoài ra, có thể điều trị đơn thuần một phương pháp hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp.
Cuối cùng, GS Khoa nhận định, ung thư phổi là bệnh lý ác tính. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán điều trị, tuy nhiên tiên lượng vẫn còn dè dặt. Bởi vậy, tiền sử bệnh tật, thể trạng, loại mô bệnh học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.
Để phòng bệnh ung thư phổi, GS Khoa khuyến cáo mọi người không nên hút thuốc, cần phải có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc hợp lý… Đặc biệt, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có các triệu chứng ho kéo dài, đau ngực…
Theo Eva/ khám phá