Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-1

Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn nằm tại căn nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM. Đây là một trong những căn nhà năm xưa được chiến sĩ biệt động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM,…) làm nơi chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-2

Mấy tháng nay, ngôi nhà lịch sử được sử dụng làm quán cà phê và trưng bày các kỷ vật của chiến sĩ biệt động. Đây là thành quả của ông Trần Vũ Bình (con trai anh hùng Trần Văn Lai) dày công tìm kiếm và gìn giữ: “Cha tôi và các cô chú biệt động đã gian khổ, hy sinh cho đất nước mà không cần được báo đáp, không cần danh lợi... Vì vậy tôi và gia đình đã bảo tồn và phát triển lại những gì của ông cha ngày xưa và mong ước niềm tự hào đó được lan rộng ra cả cộng đồng, đến với tất cả mọi người, truyền lửa cho lớp trẻ hôm nay và mai sau”.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-3

Ngôi nhà gồm ba tầng, diện tích mặt bằng khoảng 70 m2, vẫn còn nguyên kiến trúc, nền gạch, mái ngói... như ban đầu. Đặc biệt, nhà có hệ thống hầm kiên cố, lối đi xuống được ngụy trang dưới các viên gạch bông. Từ năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch Mậu Thân 1968, căn hầm được mở cho du khách tham quan.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-4

Căn hầm trong ngôi nhà được ngụy trang bằng những viên gạch bông, du khách có thể xuống tham quan khi đến đây.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-5

Từ những năm 1960, lấy cớ sửa nhà cần đào hầm vệ sinh, ông Năm Lai sử dụng những người thợ tin cậy của mình đào hầm giấu các loại vũ khí được chuyển từ ngoại thành vào. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ôtô đưa đi. Gần một năm sau căn hầm hoàn thành với diện tích gần 70 m2.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-6

Từ năm 1966 tới 1968, gần 2 tấn vũ khí như súng, bộc phá, kíp nổ, súng ngắn, lựu đạn, đạn các loại… được chuyển tới hầm để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân. Những chiếc hộp sắt, thùng gỗ cất vũ khí, hay súng đạn... đang được trưng bày trong hầm.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-7

Du khách được trải nghiệm các vị trí của quán. Trong ảnh là cầu thang bí mật nối tầng hầm và tầng một.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-8

Miệng hầm luôn được ngụy trang cẩn thận, tách ra với những lối đi hàng ngày của gia đình. Trong hình là lối đi được ngụy trang dưới bồn nước.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-9

Chiếc cà tăng được các đồng chí giao liên giấu vũ khí khi vận chuyển đến căn hầm.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-10

Một số vũ khí còn sót lại của căn hầm, hiện nay số vũ khí này đã được tháo thuốc nổ.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-11

Nhiều đồ vật gắn với hoạt động của gia đình ông Trần Văn Lai và lực lượng Biệt động Sài Gòn được trưng bày tại quán cà phê.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-12

Suốt mấy năm qua, gia đình ông Trần Vũ Bình đã và đang tiếp tục dành thời gian, tâm huyết sưu tầm, tìm kiếm, chuộc lại các chứng tích đã phục vụ cho lực lượng Biệt động. “Mục đích duy nhất phục dựng các di tích biệt động Sài Gòn của gia đình tôi là để các thế hệ sau biết được các chiến sỹ biệt động đã sống, chiến đấu và hy sinh như thế nào, từ đó trân trọng hơn giá trị của nền hòa bình độc lập hôm nay… Nếu không phục dựng lại thì chắc chắn trên 20 di tích biệt động Sài Gòn - một tài sản vật chất tinh thần vô giá sẽ dần mất đi và sẽ đi vào quên lãng” – ông Trần Vũ Bình chia sẻ.

Uống cà phê, khám phá hầm bí mật của biệt động Sài Gòn giữa lòng đô thị-13

Các tầng của căn nhà hiện đều sử dụng làm không gian quán cà phê. Nơi đây còn trưng bày nhiều đồ dùng một thời gắn bó với người Sài Gòn xưa, tạo nên nét hoài cổ cho quán.

Theo Dân Việt