Từ lâu trà sữa chân trâu đã trở thành đồ uống yêu thích của giới trẻ. Tuy nhiên, nhiều người không ngờ được rằng, có một ngày loại thức uống này lại vô tình lấy đi tình mạng một người trưởng thành chỉ vì bị nghẹn chân trâu.
Sự việc nghiêm trọng này vừa xảy ra vào ngày 24/7 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Được biết, thanh niên 16 tuổi đã mua một cốc trà sữa chân trâu để vừa đi vừa uống. Nhưng sự cố đau lòng đã xảy ra, khi mới uống được vài ngụm, cậu bỗng nhiên khó thở rồi ngã xuống đất tử vong.
(Nguồn: Weibo Việt Nam)
Nguyên nhân gây tử vong của thanh niên 16 tuổi này nghi là do bị trân châu mắc tại khí quản dẫn đến nghẹn và sặc. Khi các nhân viên y tế đến hiện trường, cậu đã mất đi ý thức và không còn dấu hiệu của sự sống.
Sau đó, mọi người đã nhanh chóng đưa cậu đến bệnh viện, vào phòng hồi sức tích cực nhưng vẫn không thể cấp cứu thành công.
Phía bệnh viện còn đưa ra thêm một giả thuyết khác về nguyên nhân qua đời: “Có khả năng là do bọt trà sặc lên khí quản”.
Cốc trà sữa cậu bé đang uống
Dù chưa biết nguyên nhân thực tế dẫn đến cái chết của chàng trai này là do nghẹn chân trâu hay sặc bọt trà, nhưng đây chính là hồi chuông cảnh báo tất cả mọi người phải hết sức cẩn thận khi dùng loại đồ uống này.
Trên thực tế, nhiều thương hiệu trà sữa trân châu ở Trung Quốc đã khuyến cáo mọi người uống bằng cốc, thay vì ống hút để giảm tỷ lệ bị hóc dẫn đến nghẹt thở.
Cần làm gì nếu như bị hóc dị vật gây ngạt thở?
Đối với người lớn
- Đầu tiên, cần phải giữ bình tĩnh, đỡ bệnh nhân đứng thẳng, mặt hướng về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên, làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra - động tác phải nhanh và dứt khoát.
- Khi nạn nhân ngã xuống, người thân cần lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép, dùng 2 - 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.
Đối với trẻ em
- Một tay giữ đứa bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé, chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
- Thực hiện xong mà đứa trẻ vẫn khó thở và tím tái, cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.
- Với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Lấy 3 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra) ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức).
- Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Cần phân chia 1 người thực hiện, người khác gọi xe cứu thương trong lúc sơ cứu.
Mase
Theo VietNamnet