Chiều 4/11, Viện KSND tỉnh Bình Phước họp báo cung cấp thông tin quá trình điều tra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (47 tuổi, ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước).
Ngoài ông Mỹ (chủ Công ty Gỗ Quốc Anh), 5 nạn nhân khác là bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi, vợ ông Mỹ), Lê Quốc Anh (15 tuổi), Lê Thị Ánh Linh (20 tuổi) và Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi), Dư Minh Vỹ (14 tuổi). Chỉ bé Lê Thị Gia Linh (22 tháng tuổi, con út ông bà Mỹ) sống sót.
Ông Lê Đức Xuân, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Phước tại cuộc họp báo. Ảnh: Trường Nguyên.
Các nghi can Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang) và Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê Bình Phước) bị bắt sau đó vài ngày. Nghi can Trần Đình Thoại (26 tuổi, quê Vĩnh Long) bị bắt hơn một tháng sau khi vụ án xảy ra.
Trả lời câu hỏi vì sao chỉ có 2 người nhưng Dương và Tiến có thể dễ dàng khống chế và sát hại cả 6 người trong gia đình ông Mỹ, trong khi các nạn nhân đều có thể kháng cự, ông Lê Đức Xuân - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Phước thông báo chi tiết điều tra quá trình gây án của hai nghi can này.
Theo đó, Dương đã lên kế hoạch giết người tỉ mỉ và tàn bạo, dụ dỗ Dư Minh Vỹ trong thời gian dài. Thời điểm xảy ra thảm sát vào lúc khuya, các nạn nhân đã ngủ say khó hay biết chuyện hai nghi can đột nhập. Hơn nữa, 6 nghi can ở các phòng riêng, đóng kín cửa, khó phát hiện chuyện xảy ra tại các phòng khác.
Ba nghi can (từ trái sang): Tiến, Dương, Thoại. Ảnh: Ngọc An.
1h18 ngày 5/7, Dương và Tiến mang hung khí đến trước nhà ông Mỹ rồi nhắn tin cho Vỹ ra mở cửa: “Pon dậy chưa Pon, anh gần tới rồi nè” (Pon là tên thường gọi của Dư Minh Vỹ). Vỹ ra mở cửa và bị Dương sát hại ngay sau đó.
Do từng sống trong nhà ông Mỹ nên Dương nắm rõ ai ngủ phòng nào. Hắn dễ dàng vào khống chế và giết hại các các nạn nhân mà không gây ra tiếng động hay nghi ngờ nào.
Đại diện Viện Kiểm sát cung cấp thêm, trong lúc Dương và Tiến giết bà Nga thì ông Mỹ tự thoát được, đẩy cửa đi ra khỏi phòng. Dương nghe tiếng động, phát hiện ông Mỹ đang ra ngoài liền kêu: "Bỏ trốn à. Quay vào ngay". Ông Mỹ nói: "Em tưởng các anh đi rồi nên em đi ra ngoài". Sau đó, ông Mỹ trở lại vào phòng, tự đưa tay cho Dương trói và sau đó bị hai nghi can này sát hại".
Ngôi nhà xảy ra vụ thảm sát trên quốc lộ 13, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Trường Nguyên.
"Lúc thoát được, nếu ông Mỹ chạy ra ngoài và hô hoán thì vụ việc sẽ khác. Đằng này ông ta lại quay vào, đưa tay cho hai nghi can trói và sau đó bị giết. Đây là bài học đắt giá khi đa số người dân không có kỹ năng xử lý lúc đối diện bọn cướp”, đại diện Viện Kiểm sát nói.
Tuy nhiên, trong quá trình gây án, Dương và Tiến để lại vết máu và nhiều bằng chứng khác. Từ những bằng chứng này, công an điều tra và bắt được ba nghi can. Vụ án có thể được đưa ra xét xử lưu động vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Ngoài ông Mỹ (chủ Công ty Gỗ Quốc Anh), 5 nạn nhân khác là bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi, vợ ông Mỹ), Lê Quốc Anh (15 tuổi), Lê Thị Ánh Linh (20 tuổi) và Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi), Dư Minh Vỹ (14 tuổi). Chỉ bé Lê Thị Gia Linh (22 tháng tuổi, con út ông bà Mỹ) sống sót.
Ông Lê Đức Xuân, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Phước tại cuộc họp báo. Ảnh: Trường Nguyên.
Các nghi can Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang) và Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê Bình Phước) bị bắt sau đó vài ngày. Nghi can Trần Đình Thoại (26 tuổi, quê Vĩnh Long) bị bắt hơn một tháng sau khi vụ án xảy ra.
Trả lời câu hỏi vì sao chỉ có 2 người nhưng Dương và Tiến có thể dễ dàng khống chế và sát hại cả 6 người trong gia đình ông Mỹ, trong khi các nạn nhân đều có thể kháng cự, ông Lê Đức Xuân - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Phước thông báo chi tiết điều tra quá trình gây án của hai nghi can này.
Theo đó, Dương đã lên kế hoạch giết người tỉ mỉ và tàn bạo, dụ dỗ Dư Minh Vỹ trong thời gian dài. Thời điểm xảy ra thảm sát vào lúc khuya, các nạn nhân đã ngủ say khó hay biết chuyện hai nghi can đột nhập. Hơn nữa, 6 nghi can ở các phòng riêng, đóng kín cửa, khó phát hiện chuyện xảy ra tại các phòng khác.
Ba nghi can (từ trái sang): Tiến, Dương, Thoại. Ảnh: Ngọc An.
1h18 ngày 5/7, Dương và Tiến mang hung khí đến trước nhà ông Mỹ rồi nhắn tin cho Vỹ ra mở cửa: “Pon dậy chưa Pon, anh gần tới rồi nè” (Pon là tên thường gọi của Dư Minh Vỹ). Vỹ ra mở cửa và bị Dương sát hại ngay sau đó.
Do từng sống trong nhà ông Mỹ nên Dương nắm rõ ai ngủ phòng nào. Hắn dễ dàng vào khống chế và giết hại các các nạn nhân mà không gây ra tiếng động hay nghi ngờ nào.
Đại diện Viện Kiểm sát cung cấp thêm, trong lúc Dương và Tiến giết bà Nga thì ông Mỹ tự thoát được, đẩy cửa đi ra khỏi phòng. Dương nghe tiếng động, phát hiện ông Mỹ đang ra ngoài liền kêu: "Bỏ trốn à. Quay vào ngay". Ông Mỹ nói: "Em tưởng các anh đi rồi nên em đi ra ngoài". Sau đó, ông Mỹ trở lại vào phòng, tự đưa tay cho Dương trói và sau đó bị hai nghi can này sát hại".
Ngôi nhà xảy ra vụ thảm sát trên quốc lộ 13, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Trường Nguyên.
"Lúc thoát được, nếu ông Mỹ chạy ra ngoài và hô hoán thì vụ việc sẽ khác. Đằng này ông ta lại quay vào, đưa tay cho hai nghi can trói và sau đó bị giết. Đây là bài học đắt giá khi đa số người dân không có kỹ năng xử lý lúc đối diện bọn cướp”, đại diện Viện Kiểm sát nói.
Tuy nhiên, trong quá trình gây án, Dương và Tiến để lại vết máu và nhiều bằng chứng khác. Từ những bằng chứng này, công an điều tra và bắt được ba nghi can. Vụ án có thể được đưa ra xét xử lưu động vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Theo Zing