Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?
Trí nhớ miễn dịch từ những lần nhiễm virus corona khác giúp bảo vệ một số người khỏi nguy cơ mắc Covid-19.
Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tăng cao. Đặc biệt, không ít gia đình có đa số thành viên đều mắc Covid-19.
Song, một số trường hợp ăn, ngủ, sinh hoạt cùng F0 nhưng vẫn không bị lây nhiễm. Điều này trở thành bí ẩn với giới khoa học. Họ đặt câu hỏi có hay không nhóm người miễn nhiễm với Covid-19.
Trí nhớ miễn dịch
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, nhóm chuyên gia Đại học Imperial London (Anh) cung cấp bằng chứng đầu tiên về vai trò bảo vệ của tế bào T với các trường hợp tiếp xúc nhiều F0 nhưng không bị lây nhiễm virus.
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra tế bào T được tạo ra khi cơ thể tiếp xúc virus corona khác có thể nhận biết SARS-CoV-2. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Anh là lần đầu tiên kiểm tra sự hiện diện của tế bào T tác động thế nào với một người phơi nhiễm nCoV.
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu vào tháng 9/2020, khi hầu hết người dân ở Anh chưa bị nhiễm bệnh cũng như chưa được tiêm vaccine Covid-19. Trong đó, 52 người nhiễm nCoV được xác nhận bằng kết quả xét nghiệm PCR.
Họ được làm xét nghiệm vào 3 thời điểm là ngay khi tham gia dự án, sau 4 và 7 ngày, để xác định xem tình nguyện viên có nhiễm virus không.
Một số người ăn, ngủ, sinh hoạt cùng F0 nhưng vẫn có kết quả âm tính. Ảnh: Freepik.
52 người được lấy mẫu máu trong vòng 1-6 ngày kể từ khi họ tiếp xúc virus. Đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu phân tích nồng độ tế bào T nhận dạng chéo được nCoV thế nào.
Kết quả cho thấy tế bào T ở 26 người phản ứng với nCoV. Những tế bào T nhắm mục tiêu vào protein bên trong của virus, không phải protein gai trên bề mặt. Đây là cách thức tế bào T bảo vệ người phơi nhiễm nCoV khỏi nguy cơ lây nhiễm.
"Protein gai chịu áp lực miễn dịch mạnh từ kháng thể do vaccine tạo ra. Điều này có thể khiến virus đột biến và tạo ra biến chủng né tránh được vaccine. Ngược lại, mục tiêu của các tế bào T là protein bên trong.
Chúng ít đột biến hơn và gần như không đổi qua các biến chủng mới, bao gồm cả Omicron”, Giáo sư Ajit Lalvani, một thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Các vaccine hiện tại không tạo ra đáp ứng miễn dịch đối với những protein bên trong này. Nhóm tác giả cho hay phát hiện cung cấp dữ liệu về vaccine thế hệ thứ hai, có thể ngăn ngừa lây nhiễm từ biến chủng hiện tại đến tương lai, bao gồm Omicron.
Loại vaccine này được kỳ vọng đem lại hiệu quả miễn dịch trong thời gian dài. Bởi các đáp ứng của tế bào T sẽ tồn tại lâu hơn các đáp ứng kháng thể (vốn chỉ tồn tại vài tháng sau khi tiêm vaccine).
Tiến sĩ Rhia Kundu, Viện Tim phổi Quốc gia của Imperial College London, cho biết: “Tiếp xúc virus không phải lúc nào cũng dẫn đến lây nhiễm. Chúng tôi rất muốn hiểu tại sao có hiện tượng này.
Nghiên cứu mới phát hiện nồng độ cao tế bào T tồn tại từ trước, được tạo ra khi cơ thể nhiễm virus corona khác như cảm lạnh thông thường, có thể chống lại nguy cơ nhiễm nCoV”.
Ông Kundu cũng cho rằng đây là khám phá quan trọng, nhưng chỉ là một hình thức bảo vệ mong manh, chúng ta không nên chỉ dựa vào điều này. Thay vào đó, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc Covid-19 là tiêm vaccine đầy đủ, bao gồm cả liều tăng cường.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn có một số hạn chế như có số tình nguyện viên nhỏ, 88% người tham gia là da trắng, khó đại diện cho dân số toàn thế giới.
Một nghiên cứu khác được công bố tháng 11/2021 cũng đưa ra lý giải tương tự. Nghiên cứu được thực hiện trên 731 nhân viên y tế trong đợt dịch đầu tiên. Kết quả cho thấy 58 người trong số họ không nhiễm nCoV dù làm việc liên tục trong môi trường có nguy cơ rất cao.
Số lượng tế bào T trong cơ thể những người này cũng rất cao, cho thấy “trí nhớ miễn dịch” của họ đã ghi nhớ và phản kháng lại nCoV.
Bí ẩn về những người "miễn nhiễm" với Covid-19 vẫn chưa có lời giải dù nhiều giả thuyết được đặt ra. Ảnh: BBC.
Giả thuyết về gene hiếm
Giả thuyết mà một số chuyên gia sử dụng để giải thích hiện tượng này là nhóm gene HLA (kháng nguyên bạch cầu ở người). Giáo sư miễn dịch học Danny Altmann, Imperial College London, Anh, tiết lộ đây là nhóm gene quan trọng. Ví dụ, người có gene HLA-DRB1*1302 có nhiều khả năng nhiễm bệnh và xuất hiện triệu chứng hơn.
Khi Nhật Bản có tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn phương Tây, các chuyên gia tại đây cũng đặt giả thuyết nguyên nhân là yếu tố di truyền. Họ phát hiện kháng nguyên HLA-A24 ở 60% dân số Nhật Bản, nhưng chỉ được tìm thấy ở khoảng 10-20% dân số châu Âu hay Mỹ.
Sự tồn tại của HLA-A24 được phát hiện có liên quan đến khả năng xác định mối nguy hại và phòng chống của hệ miễn dịch con người.
GS András Spaan, Đại học Rockefeller ở New York, Mỹ, cũng có giả thuyết tương tự. Ông đang tìm kiếm những gene đặc biệt như vậy.
Tuy nhiên, trước khi những giả thuyết này có kết luận cuối cùng, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên chủ quan. Cách tốt nhất để bảo vệ khỏi nguy cơ mắc Covid-19, bệnh nặng, tử vong là tiêm vaccine.
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, nhận định không có gì ngạc nhiên khi bạn không mắc bệnh dù môi trường xung quanh có nhiều nguy cơ.
Theo ông, nguyên nhân là hiệu quả của vaccine và tuân thủ tốt 5K. Việc lây nhiễm phụ thuộc vào mức độ (gần hay xa), thời gian, không gian tiếp xúc (thông thoáng hay phòng kín), người tiếp xúc có đeo khẩu trang hay không.
"Không phải cứ tiếp xúc F0 là sẽ bị nhiễm. Bản thân bạn chưa mắc bệnh là nhờ vaccine và 5K tốt, như vậy cần tiếp tục phát huy để bảo vệ bản thân, không nên có tâm lý chán nản hay chờ đến lượt mình mắc bệnh", PGS Nguyễn Việt Hùng nói.
Theo Zing
-
8 giờ trướcVõ Ngọc Phi mang hàng chục viên ma túy vào vũ trường New Phương Đông (Đà Nẵng) mở tiệc mừng sinh nhật bạn gái.
-
8 giờ trướcNam tài xế vi phạm nồng độ cồn cao gấp 3 lần mức “kịch khung” đã lao vào vật ngã CSGT, khiến chiến sỹ này bị rạn đốt xương ngón tay.
-
10 giờ trướcĐối tượng này đã dùng chân đạp 2-3 cái trúng mặt Phó trưởng công an thị trấn Hoa Sơn, làm chảy máu mũi.
-
11 giờ trướcHiện vụ việc đang được Công an huyện Thanh Bình thụ lý, nhưng chưa khởi tố.
-
13 giờ trướcToàn bộ thang máy dành cho cư dân đều bị hỏng sau vụ cháy, khiến người dân rơi vào cảnh phải đi bộ hàng chục tầng để đi làm và về nhà.
-
14 giờ trướcDù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp.
-
14 giờ trướcVũ sau khi thuê ô tô con hạng sang hiệu Porsche rồi mang đi cầm cố lấy 4 tỉ đồng trả nợ và tiêu xài cá nhân.
-
17 giờ trướcCơ quan chức năng đang làm rõ việc một nam sinh tử vong trong tình trạng tổn thương nặng vùng đầu sau vụ tai nạn tại hầm chui Thanh Xuân (Hà Nội)
-
19 giờ trướcNgày 1/2, tờ 163 đưa tin, trường THCS Thực Nghiệm Nam Sơn tại Miến Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc đưa ra thông báo cấm học sinh mặc đồ hiệu khi đến trường.
-
19 giờ trướcĐêm 2/2, một vụ cháy lớn xảy ra tại căn hộ chung cư ở tầng 24 tòa HH3C, khu chung cư HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
-
22 giờ trướcĐể có tiền tiêu xài, nam thanh niên đã dùng đoạn clip "nóng" của người phụ nữ trú cùng xã uy hiếp tống tiền.
-
22 giờ trướcQua chát sex, gã trai lưu những hình ảnh nhạy cảm và các clip sex của nữ Việt kiều Mỹ. Sau đó gã dùng đó đe doạ, yêu cầu chuyển tiền hơn 100 lần từ nước ngoài về.
-
23 giờ trướcCơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã phát lệnh truy nã nghi phạm đặc biệt nguy hiểm đối tượng này.
-
23 giờ trước3 tiệm vàng ở Đắk Lắk vẫn chỉ đạo nhân viên mua bán vàng miếng khi chưa được ngân hàng nhà nước cấp phép.
-
1 ngày trướcTổng cục Hải quan khẳng định lập đoàn thanh tra, kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc.
-
1 ngày trướcNữ tài xế Nguyễn Thị Hằng bị khởi tố về tội “Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”.
-
1 ngày trướcDo ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tăng cường, từ đêm nay (2/2), miền Bắc chuyển mưa nhỏ, mưa phùn, nền nhiệt giảm.
-
1 ngày trướcUBND huyện Cái Nước (Cà Mau) vừa có văn bản yêu cầu tổ chức kiểm điểm các cá nhân có liên quan.
-
1 ngày trướcTrong lúc sửa chữa tàu biển đang neo đậu ở Quảng Ninh, bình khí hàn bất ngờ phát nổ, 8 công nhân bị thương.
-
1 ngày trướcVKSND TP.HCM quyết định trả hồ sơ, đề nghị nêu rõ kết luận về việc giám định nội dung phát ngôn của ông Đặng Anh Quân trong các buổi livestream cùng bà Hằng.
Tin tức mới nhất
-
8 giờ trước
-
8 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
-
7 ngày trước
-
-
8 ngày trước