Phải chăng người thiết kế đã sơ ý để lại một lỗi nhỏ trên kính cửa sổ này? Nhưng thực ra chiếc lỗ nhỏ đó lại mang trên mình một trọng trách nặng nề khi giữ an toàn cho máy bay.

Thực tế, cửa sổ máy bay không phải là một lớp kính dày mà 3 lớp kính đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Trong ngành khoa học hàng không, các lỗ nhỏ này được gọi là lỗ thở hay lỗ chảy máu (bleed hole), nằm ở lớp kính thứ hai.

Vì sao trên cửa sổ máy bay luôn có lỗ nhỏ?-1
Nhiều người thắc mắc vì sao trên cửa sổ máy bay lại có một lỗ nhỏ xíu. (Ảnh minh họa)

Lớp kính mà bạn chạm được (nằm ở trong cùng) được gọi là inner pane hay scratch cover. Chức năng của nó là bảo vệ toàn bộ cửa sổ trước những va chạm, cũng như ngăn hành khách tiếp cận 2 lớp kính ngoài cùng.

Tác dụng của lỗ nhỏ này là để cân bằng áp lực bên trong khoang hành khách và khoảng trống giữa 3 lớp kính. Do vậy, trong suốt chuyến bay chỉ có tấm ngoài cùng là phải chịu hết áp lực.

Trong trường hợp lớp kính ngoài cùng không thể chịu được áp lực, bị nứt vỡ. Tấm kính ở giữa sẽ đảm trách vai trò thay thế tấm kính ở ngoài cùng.

Cùng với đó, lỗ thở này còn đóng vai trò giải phóng hơi ẩm. Ngăn ngừa chúng bám trên bề mặt cửa sổ, giúp cửa sổ không bị mờ trong suốt hành trình bay, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn ngắm cảnh quan bên ngoài.

Chức năng quan trọng nhất của chiếc lỗ nhỏ này là điều hòa áp suất tác động lên các cửa sổ. Khi bay, hệ thống điều áp trên máy bay đảm bảo áp suất cabin được giữ ở mức dễ chịu và an toàn đối với con người.

Bạn có thể nhận thấy rằng chiếc lỗ này tuy nhỏ mà đóng một phần rất to lớn với sự an toàn cho chuyến bay. 

Theo VTC