Hoàng kỳ còn được gọi là Bắc kỳ, là một vị thuốc Đông y phổ biến, quen thuộc, có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí cố biểu và nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe.
Vốn là một vị thuốc được Đông y phát hiện và nghiên cứu ứng dụng với bề dày lịch sử trên 2000 năm, Hoàng kỳ được xem là vị thuốc quý "ngang ngửa" nhân sâm. nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nam giới, xuất hiện với vị trí hàng đầu trong cuốn sách "Thảo dược cổ điển Thần Nông".
Ở một khía cạnh nào đó, hoàng kỳ còn được "quý" hơn nhân sâm vì giá rẻ, dễ sử dụng.
Trong dân gian xưa phổ biến cách nói rằng, thường xuyên uống nước hoàng kỳ, phòng bệnh, giữ sức khỏe. Vì thế, nếu chúng ta dùng hoàng kỳ để nấu canh hoặc nấu nước uống thay trà sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Đều là thuốc bổ, được mệnh danh là "anh em sinh đôi", vậy hoàng kỳ khác nhân sâm thế nào?
Nhân sâm có tác dụng chính là đại bổ nguyên khí cho toàn thể trạng, hồi dương cứu mạng, sử dụng trong những tình uống cấp cứu hoặc bổ sung sinh lực.
Trong khi đó, hoàng kỳ lại là vị thuốc có tác dụng chính trong việc bổ dưỡng cho những người yếu ớt, người ốm đau thường xuyên, liên miêng, thiếu dương, người ăn nói yếu ớt, sức khỏe dưới mức trung bình, mạch hay tế bào đều suy nhược, thiếu sức sống.
Hoàng kỳ giúp bổ khí tăng dương, giúp cơ thể thêm phần sinh lực, cố biểu giải mồ hôi, lợi tiểu và tiêu sưng.
Có thể nói nôm ra rằng tác dụng của nhân sâm ở mức cao cấp, nhưng không phổ biến, còn hoàng kỳ chinh phục những "khách hàng" bình dân hơn, dễ sử dụng hơn, nhiều người có thể dùng và dùng một cách thường xuyên, hàng ngày.
Uống một cốc hoàng kỳ có thể mang lại lợi ích gì cho cơ thể chúng ta?
1, Tăng cường hệ miễn dịch, điều trị hội chứng tì khí hư (lá lách yếu khí)
Hoàng kỳ rất giàu nguyên tố vi lượng như axit amin, axit folic, selen, kẽm… có thể tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sự trao đổi chất cho lá lách.
2, Điều trị chứng phổi khí hư
Các biểu hiện bệnh cụ thể như các bệnh liên quan đến chức năng phổi yếu, hơi thở ngắn, thở khó và mệt mỏi, ho dài ngày, ho nhiều nhưng không ra đờm, các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ phổi.
3, Hỗ trợ chữa bệnh và đối phó với bệnh tiểu đường/tăng huyết áp, phù nề
Nhiều bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, thường xuất hiện triệu chứng bị sưng húp phù nề hoặc da dẻ tái xám hoặc chuyển vàng vọt. Những người trong tình huống này nên uống hoàng kỳ để giảm nhẹ nhanh các triệu chứng.
4, Giúp xương chắc khỏe
Hoàng kỳ có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh loãng xương, những người mắc bệnh ngứa hay nhức mỏi, tê cứng ở phần chi dưới.
5, Cải thiện làn da
Hoàng kỳ có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giúp bổ sung dinh dưỡng cho da, điều chỉnh khí huyết, nuôi dưỡng dung nhan trẻ đẹp.
Cách chế biến và sử dụng hoàng kỳ
Hoàng kỳ được bán phổ biến ở các cửa hàng hoặc nhà thuốc Đông y, giá cả tương đối rẻ. Hàng ngày dùng hoàng kỳ làm nước uống thay cho trà, hoặc làm phụ gia vào các món ăn sẽ mang lại tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
Dùng khoảng 5-10g hoàng kỳ, cho vào nước đun sôi khoảng 10-20 phút để làm nước trà uống. Có thể đun đi đun lại cho đến khi nước nhạt.
Ngoài cách dùng hoàng kỳ riêng lẻ, cũng có thể kết hợp với các loại thảo dược và thực phẩm khác, ví dụ như táo tàu khô, ngũ vị tử, cam thảo, quế chi, hồng hoa, kỷ tử… để tăng thêm hiệu quả.
Nếu muốn tận dụng tối đa hiệu quả của hoàng kỳ, bạn có thể dùng tối đa 30 gam, sắc lấy nước uống.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng hoàng kỳ để nấu cháo, nấu thịt hoặc các món ăn có thể hầm cùng thuốc bắc.
Đặc biệt lưu ý:
Hoàng kỳ mặc dù tốt, nhưng không phải dễ dàng uống tùy tiện. Tốt nhất bạn nên uống vào buổi sáng. Khi uống nếu thấy không thoải mái hoặc có vấn đề thì nên ngưng uống.
Uống hoàng kỳ nên giữ số lượng phù hợp, mỗi ngày chỉ dùng khoảng 15 gam, nếu quá liều sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn, sinh ra mẫn cảm, kích động, hai má ửng đỏ hoặc xuất hiện các triệu chứng khác.
theo trí thức trẻ