Trường hợp mới nhất là bà Nguyễn Thị S., 52 tuổi, ngụ tại Bình Dương, vừa có chuyến du lịch từ Dubai (vùng có dịch MERS) trở về hôm 4/6 với các biểu hiện sốt trên 39 độ kèm ho, sổ mũi, họng đỏ. Trong quá trình du lịch, bà S. có cưỡi lạc đà, không tiếp xúc với người viêm hô hấp.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác chống dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Bệnh nhân ngay sau đó được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và tiến hành làm các xét nghiệm. Kết quả cho thấy bệnh nhân âm tính với MERS-CoV.
Tại miền Bắc, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện cũng đang áp dụng cách ly với 2 bệnh nhân sau khi trở về từ Hàn Quốc và Trung Quốc với các triệu chứng sốt, ho khan. Kết quả xét nghiệm của 2 bệnh nhân đều âm tính với virus MERS.
Như vậy đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS.
Nâng mức độ giám sát
Xác định đây là dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam rất cao, những ngày qua Bộ Y tế đã khẩn trương tiến hành đồng loạt các giải pháp để phòng chống dịch.
Trong sáng 7/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp tục tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị tiếp nhận các ca nghi ngờ hoặc mắc MERS tại Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bắc Thăng Long.
“Việc phát hiện rất nhanh những ca đầu tiên sẽ giúp chúng ta kiểm soát khống chế được tốc độ lây lan của dịch. Vì vậy phát hiện càng nhanh càng tốt. Bộ Y tế cũng đã nâng mức độ giám sát, không chỉ viêm phổi nặng cộng yếu tố dịch tễ mà chỉ cần có yếu tố dịch tễ kèm thêm sốt bất kể cao hay thấp đều phải cách ly và lấy mẫu xét nghiệm”, thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các bệnh viện làm tốt công tác dự phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện giữa bệnh nhân - bệnh nhân, bệnh nhân - nhân viên y tế, nhân viên y tế - người khác.
TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện MERS vẫn chưa có thuốc điều trị, trong khi diễn biến viêm đường hô hấp cấp rất nặng, thở máy thông thường không thể giải quyết được mà cần phải sử dụng kĩ thuật tim phổi nhân tạo ECMO mới có nhiều cơ hội cứu sống bệnh nhân.
Từ thực tế bệnh tật, TS Kính chỉ rõ, các ca mắc MERS cũng bị suy thận nhiều hơn SARS. Do vậy việc lọc thận thông thường cũng chỉ giải quyết được một phần. Vì vậy cần phải bổ sung thêm trang thiết bị cho khu vực điều trị.
“Trong trường hợp khẩn cấp với quy mô dịch lớn, bùng phát mạnh, lây lan trong cộng đồng bệnh viện cũng đã có phương án thành lập các bệnh viện dã chiến”- ông Kính thông tin.
Ngày mai, 8/6 Bộ Y tế sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành trong cả nước về công tác phòng chống dịch MERS-CoV.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác chống dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Bệnh nhân ngay sau đó được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và tiến hành làm các xét nghiệm. Kết quả cho thấy bệnh nhân âm tính với MERS-CoV.
Tại miền Bắc, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện cũng đang áp dụng cách ly với 2 bệnh nhân sau khi trở về từ Hàn Quốc và Trung Quốc với các triệu chứng sốt, ho khan. Kết quả xét nghiệm của 2 bệnh nhân đều âm tính với virus MERS.
Như vậy đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS.
Nâng mức độ giám sát
Xác định đây là dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam rất cao, những ngày qua Bộ Y tế đã khẩn trương tiến hành đồng loạt các giải pháp để phòng chống dịch.
Trong sáng 7/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp tục tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị tiếp nhận các ca nghi ngờ hoặc mắc MERS tại Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bắc Thăng Long.
“Việc phát hiện rất nhanh những ca đầu tiên sẽ giúp chúng ta kiểm soát khống chế được tốc độ lây lan của dịch. Vì vậy phát hiện càng nhanh càng tốt. Bộ Y tế cũng đã nâng mức độ giám sát, không chỉ viêm phổi nặng cộng yếu tố dịch tễ mà chỉ cần có yếu tố dịch tễ kèm thêm sốt bất kể cao hay thấp đều phải cách ly và lấy mẫu xét nghiệm”, thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các bệnh viện làm tốt công tác dự phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện giữa bệnh nhân - bệnh nhân, bệnh nhân - nhân viên y tế, nhân viên y tế - người khác.
TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện MERS vẫn chưa có thuốc điều trị, trong khi diễn biến viêm đường hô hấp cấp rất nặng, thở máy thông thường không thể giải quyết được mà cần phải sử dụng kĩ thuật tim phổi nhân tạo ECMO mới có nhiều cơ hội cứu sống bệnh nhân.
Từ thực tế bệnh tật, TS Kính chỉ rõ, các ca mắc MERS cũng bị suy thận nhiều hơn SARS. Do vậy việc lọc thận thông thường cũng chỉ giải quyết được một phần. Vì vậy cần phải bổ sung thêm trang thiết bị cho khu vực điều trị.
“Trong trường hợp khẩn cấp với quy mô dịch lớn, bùng phát mạnh, lây lan trong cộng đồng bệnh viện cũng đã có phương án thành lập các bệnh viện dã chiến”- ông Kính thông tin.
Ngày mai, 8/6 Bộ Y tế sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành trong cả nước về công tác phòng chống dịch MERS-CoV.
Theo Vietnamnet