Trong đôi mắt trẻ thơ, mọi thứ đều luôn hồn nhiên, đáng yêu và chúng được tái hiện tự nhiên ngay trong những bài tập làm văn. Bởi vậy mới có những bài văn tả thật đến bá đạo khi những đứa trẻ được yêu cầu kể về thầy cô, cha mẹ mình.
Bài văn tả cô giáo dưới đây cũng vậy. Dù cô "hiện lên xinh như búp bê" nhưng câu chốt lại cứ sai sai.
Dưới sự quan sát của nhóc tiểu học, hình ảnh cô giáo tên Huyền hiện ra từ nước da, mái tóc, vật dụng đeo trên người... đều đẹp. "Cô đeo kính hình vuông. Cô có nước da trắng hồng giống búp bê mẹ mua cho em. Tóc cô xoăn dài xõa ngang vai...".
Bài văn bá đạo của học sinh.
Cách sử dụng lối so sánh, liên tưởng của nhóc tiểu học khá hoàn hảo. Thế nhưng câu sau đã chốt hạ ngay câu phũ phàng: "… nhìn từ xa trông cô như một cây đa".
Vừa câu trước khen cô, câu sau đã "dìm hàng" rồi. Cô giáo đọc xong chắc chỉ biết câm nín với sự ví von lạ lùng đến từ học trò của mình.
Dù kết thúc bài văn, học trò thành thật bày tỏ tình cảm với cô cùng lời hứa làm bài tập đầy đủ cho cô vui lòng nhưng xem ra "nỗi đau" này vẫn khó nguôi ngoai.
Bài văn này được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận được nhiều chú ý từ cộng đồng mạng. Ai nấy đều phải bật cười trước sự hồn nhiên, ngây thơ của học sinh này.
- Tả cô như cây đa là cô giận à nha.
- Bá đạo thế này thì chịu rồi. Câu trước vừa khen cô như búp bê, câu sau đã bảo người ta trông như cây đa rồi.
- Nghĩ mà nó tức ghê á!
- Quả nhiên hảo học trò mà.
Một màn "dìm hàng" cô giáo khác cũng gây cười không kém.
Học sinh này viết: "Cô của em tên là Cẩm. Sở thích của cô là dạy học sinh nghiêm túc. Cô thích nhất món thịt bò khô, thịt bò nướng và cô thích thời trang. Con không thích cái kiểu cô bắt nạt con ở lại. Chán quá!".
Một bài văn khác "tấu hài" không kém.
Sự quan tâm chân thành tới nỗi cô giáo thích ăn gì, mặc gì... đều biết chắc chẳng kiếm đâu ra được người thứ 2. Đoán chắc nhân vật chính trong bài văn sau khi đọc được những dòng mô tả lầy lội này sẽ dở khóc dở cười lắm đây.
Ying Ying
Theo Vietnamnet