Bài tập tiếng Việt và bài tập Toán là 2 môn học "vỡ lòng" của trẻ tiểu học. Hai môn học vốn dĩ khác nhau về mọi mặt từ bản chất, cách thức trình bày đến ngôn ngữ diễn đạt… Ấy thế nhưng với sự hồn nhiên, ngây thơ của các em học sinh mà 2 môn học này bỗng giống nhau đến hài.

Như mới đây, một thầy giáo dạy tiếng Việt lớp 3 chia sẻ bài tập của học trò mình lên mạng xã hội. Khi chấm bài, thầy giáo nhận về câu trả lời hài hước và sáng tạo của trẻ lớp 3.

Viết văn thể hiện tình cảm với mẹ nhưng học trò miêu tả… lạ ghê-1
Bài văn bá đạo của học trò. 

Theo đó đề bài yêu cầu như sau:

"Tìm các từ ngữ thể hiện tình cảm yêu thương giữa mẹ và bé trong đoạn thơ sau:

Bé nũng nịu mong chờ

Được mẹ thơm hai má

Mẹ ôm bé chặt quá

Bé sung sướng cười vui".

Rõ ràng các từ ngữ trong đề bài đều thể hiện đây là một bài tập làm văn, tiếng Việt. Nhưng em học trò có vẻ không nghĩ như thế.

Với tư duy logic, "IQ toàn số và số" của mình, cậu bé đã biến đổi tất cả mọi ngôn ngữ trong đoạn thơ trở thành dạng Toán học.

Cậu bé phân tích theo kiểu: "Hai má" (trong câu 'Được mẹ thơm hai má') là số 2. Còn "bé" là số 1. 

Suy ra "bài văn" có đáp án: "Bé cảm yêu thương là: 2 + 1 = 3 (ôm)".

Vậy là loạt từ ngữ thể hiện tình cảm yêu thương giữa mẹ và bé suy cho cùng được chốt lại bằng 3 cái ôm theo đúng những gì học trò này phân tích.

Viết văn thể hiện tình cảm với mẹ nhưng học trò miêu tả… lạ ghê-2
"Khi bé chuyên Toán mà bị giáo viên ép làm văn" và cái kết.

Màn cân đo đóng đếm tình cảm rạch ròi của cậu nhóc khiến dân mạng dở khóc dở cười. Có thể thấy, bé có vẻ hơi yếu ở khoản đọc hiểu tiếng Việt nhưng về tư duy Toán học lại vô cùng nhạy bén. 

Số người khác còn hài hước đùa rằng: "Khi bé chuyên Toán mà bị giáo viên ép làm văn" nên mới… vận dụng mọi kiến thức và sáng tạo như vậy.

Một số bình luận từ dân mạng: 

- Khó vậy cũng nghĩ ra được ha!

- Muốn chấm 0 điểm nhưng không thể

- Khi trong đầu con chỉ toàn con số

- Khi học sinh học Toán quá 180 phút, haha

- Nhà bác học đại số. Nhìn đâu cũng ra!

Ying Ying
Theo Vietnamnet