“Tắt lửa lòng” vì vợ thường xuyên đái dầm

Anh NG (Thái Thụy, Thái Bình) vài vợ trải qua 6 năm tìm hiểu mới tiến tới hôn nhân. Trong khoảng thời gian yêu nhau cả 2 người đều không vượt quá giới hạn nên đêm tân hôn ai nấy đều căng thẳng và háo hức.

Không ngờ đến cao trào thì bỗng vợ đái dầm tưởng vợ mắc bệnh gì nguy hiểm hay do mình quá đà nên anh NG vô cùng hoảng hốt.

Hỏi thì vợ nó rằng mình bị căng thẳng quá mức nên mới đái dầm như vậy.

Tuy nhiên, tình trạng đái dầm như trẻ con của vợ không chỉ diễn ra 1, 2 lần mà nó thường xuyên diễn ra, khiến vợ chồng mới cưới được 1 năm lại lục đục vì chuyện không đâu.

Nhưng mỗi khi nghĩ đến việc ngủ cạnh vợ mà không biết khi nào bị ướt người hay khi đang cao trào mà vợ lỡ tè dầm, chưa kể đến việc trong phòng ngủ luôn có mùi khai nồng khó chịu khiến anh ngán ngẩm vô cùng…

Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở người lớn

Đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ đến khi lớn sẽ biến mất. Tuy nhiên, ở một số người trưởng thành vẫn mắc phải chứng bệnh này do một số nguyên nhân:

Di truyền

Nguyên nhân này đã được nhiều nghiên cứu ghi nhận vì sự di truyền của căn bệnh này lên tới 77% khi có cả bố mẹ mắc phải căn bệnh này và 40% nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh đái dầm.

Rối loạn hormone chống lợi tiểu

Hormone ADH có nhiệm vụ thông báo cho thận biết thời điểm cần giảm sản xuất nước tiểu. Tuy nhiên, ở một số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường bị rối loạn hormone này khiến tình trạng tiểu không tự chủ vào ban đêm.

Sức chứa của bàng quang nhỏ

Một số người do sức chứa của bàng quang nhỏ nên khi lượng nước vượt quá sức chứa của nó sẽ xảy ra tình trạng đái dầm vào ban đêm.

Do thuốc

Một số loại thuốc trị bệnh tâm thần như thioridazine, clozapine và risperidone có thể gây ra chứng đái dầm với người sử dụng. Đây là phát ngôn của Hiệp hội Kiểm soát tiểu tiện quốc gia Mỹ.

Rượu

Người thường xuyên uống rượu sẽ làm giảm việc sản xuất hormone vasopressin (hormone giúp kiểm soát sự bài tiết nước tiểu) gây ra hiện tượng khó kiểm soát nước tiểu vào ban đêm.

Ngoài ra một số chứng bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, rối loạn thần kinh, chứng ngưng thở khi ngủ,…cũng gây nên hiện tượng đái dầm ở người trưởng thành.

Theo Trí thức trẻ