Ngày 12/3, một đoạn clip ghi lại cảnh 4 con chó dữ tấn công một người đàn ông được chia sẻ khắp các diễn đàn mạng. Theo clip, 4 con chó hung hãn đã lao vào cắn xé khiến người đàn ông chảy máu đầu đìa ở tay chân, còn người đàn ông thì yếu ớt chống đỡ sự điên cuồng của chúng. Theo người chia sẻ đoạn clip, người đàn ông trong clip chính là chủ nhân của lũ chó. Thông tin này càng khiến những người theo dõi clip thêm ghê sợ.
Theo đó, sự việc xảy ra ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội. Người bị thương là anh Duy, chủ của lũ chó và hiện tại đang phải nhập viện vì vết thương do chúng gây ra. Trước khi lao vào cắn anh Duy, đàn chó đã tấn công một người hàng xóm là bà Nguyễn Thị Lợi (ngõ 2, Phường Phúc Xá) khiến bà bị trẹo xương cột sống và ngất xỉu.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Hạ Đạt Hảo (chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ - PDS) để phân tích về nguyên nhân và tình huống trên.
Chó hung hãn tấn công chủ nhà là trường hợp rất hiếm.
Chủ phải là “đại ca” của chó nuôi
Nhận định về sự hung dữ của 4 con chó trên, anh Hảo nói: “Sự việc cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người… Tôi nhận định đây là loại chó dữ, 4 con này đều đã khá già dặn. Cả 4 con chó này có thể chưa được huấn luyện bài bản, hoặc chủ của nó mới mua về khi nó đã lớn, chủ chưa nhận ra hết các tính tình, bản chất của nó…”.
Theo anh Hảo, chó hiếm khi cắn chủ của nó
Cũng ý nhận định về tình huống trên, anh Hảo cho rằng người bị đàn chó cắn có thể đã có một hành động nào đó kích thích chúng. Do vậy, khi chúng chưa thực sự “quen mặt” chủ thì sẽ tấn công theo bản tính.
Theo huấn luyện viên Hảo, người nuôi chó nghiệp vụ nhất thiết phải nắm rõ được nguồn gốc chó, giống chó và phải phù hợp với điều kiện của gia đình.
“Nên nuôi chúng từ giai đoạn nhỏ, không nên nhập những con chó chuyển nhượng. Ví dụ của người này không thích vì không nuôi được thì chuyển mà mình nhận về… Hoặc con chó đó được người khác cho tặng mà mình không hiểu bản tính của nó…”. Để hạn chế được tình huống “phản chủ”, anh Hảo cho hay: “Người chủ của nó phải tỏ ra là đầu đàn. Tức là phải như đại ca của nó để chỉ huy nó và phải là ông chủ thực sự… Không thể để nó trên cơ mình…”.
Người nuôi chó nhất thiết phải là ông chủ thực sự và nên đưa nó đi huấn luyện.
Theo huấn luyện viên chó nghiệp vụ, thường thì người chủ phải đưa chó đi học một khóa huấn luyện kéo dài khoảng 3 tháng liên tục. Trong quá trình chó được huấn luyện, mỗi tuần người chủ phải đến cơ sở huấn luyện một ngày để cùng học các động tác và trực tiếp học cùng con chó được gửi.
Cần làm gì nếu bị chó tấn công
Theo lời khuyên của chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ, nếu đột nhiên bị chó dữ tấn công, nếu có đủ thời gian để xoay xở, thì hãy để cho chó cắn vào vật nào đó trên cơ thể.
Ví dụ như người bị chó cắn có thể rút một tay áo và cho nó cắn vào đó. Ngay khi chó cắn vào "mồi", hãy lập tức cởi áo ra rồi chầm chậm rút lui.
Bạn cũng có thể sử dụng các vật dụng khác, như gậy, khăn quàng, hay thậm chí là giày - nếu bạn có thể rút ra đủ nhanh.
Nếu kịp phản ứng, người gặp nạn hãy để chó cắn vào một vật dụng.
Trong trường hợp không đủ thời gian, người bị chó tấn công hãy luôn bảo vệ mặt, ngực và cổ họng của mình. Vì đây là những nơi các loài chó dữ sẽ nhắm đến theo bản năng của chúng.
Ngoài ra, cần nắm chặt tay nếu không muốn ngón tay của mình bị cắn nát. Nếu rơi vào tình thế không thể chống đỡ việc bị cắn, thì nơi an toàn nhất sẽ là cẳng chân/cẳng tay. Nếu bị chó cắn vào đùi, nguy cơ cắn trúng động mạch chủ là rất cao, có thể khiến bạn mất máu, dẫn đến tử vong.
Người bị chó tấn công, có thể chống trả bằng cách đá vào các điểm yếu như cổ họng, mũi hoặc gáy. Ngoài ra, có thể sử dụng loại hóa chất dạng xịt như nước hoa, gôm xịt tóc... có trong tay.
Sau khi đã thoát khỏi cuộc chiến với chó, người đó phải băng bó cẩn thận và nhanh chóng đi tiêm phòng dại.
Một số chú ý cho người chủ nuôi chó
1/ Phải xác định chính xác mục đích mua chó.
2/ Phải có 1 số kiến thức nhất định về chó nghiệp vụ.
3/ Phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, môi trường sống phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.
4/ Nếu không có đủ kiến thức hoặc kinh nghiệm cần thiết để chọn chó thì nên nhờ người có chuyên môn để tư vấn.
5/ Nên mua ở những cơ sở cung cấp chó hoặc gia đình chăn nuôi chó có uy tín.
6/ Đặc biệt lưu ý đến vấn đề sức khỏe của chó. Phải tin chắc rằng con chó bạn định mua đã được tiêm phòng vắc xin đa giá ít nhất 10 ngày đối với mũi tiêm nhắc lại thứ 2 (kinh nghiệm thực tế thấy rằng con chó chỉ có thể chắc chắn sống, có giá trị sau khi nó được tiêm 2 mũi vắc xin đa giá trở lên). Tuyệt đối không mua chó khi đàn chó đã có con bị bệnh.
Theo đó, sự việc xảy ra ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội. Người bị thương là anh Duy, chủ của lũ chó và hiện tại đang phải nhập viện vì vết thương do chúng gây ra. Trước khi lao vào cắn anh Duy, đàn chó đã tấn công một người hàng xóm là bà Nguyễn Thị Lợi (ngõ 2, Phường Phúc Xá) khiến bà bị trẹo xương cột sống và ngất xỉu.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Hạ Đạt Hảo (chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ - PDS) để phân tích về nguyên nhân và tình huống trên.
Chó hung hãn tấn công chủ nhà là trường hợp rất hiếm.
Chủ phải là “đại ca” của chó nuôi
Nhận định về sự hung dữ của 4 con chó trên, anh Hảo nói: “Sự việc cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người… Tôi nhận định đây là loại chó dữ, 4 con này đều đã khá già dặn. Cả 4 con chó này có thể chưa được huấn luyện bài bản, hoặc chủ của nó mới mua về khi nó đã lớn, chủ chưa nhận ra hết các tính tình, bản chất của nó…”.
Theo anh Hảo, chó hiếm khi cắn chủ của nó
Cũng ý nhận định về tình huống trên, anh Hảo cho rằng người bị đàn chó cắn có thể đã có một hành động nào đó kích thích chúng. Do vậy, khi chúng chưa thực sự “quen mặt” chủ thì sẽ tấn công theo bản tính.
Theo huấn luyện viên Hảo, người nuôi chó nghiệp vụ nhất thiết phải nắm rõ được nguồn gốc chó, giống chó và phải phù hợp với điều kiện của gia đình.
“Nên nuôi chúng từ giai đoạn nhỏ, không nên nhập những con chó chuyển nhượng. Ví dụ của người này không thích vì không nuôi được thì chuyển mà mình nhận về… Hoặc con chó đó được người khác cho tặng mà mình không hiểu bản tính của nó…”. Để hạn chế được tình huống “phản chủ”, anh Hảo cho hay: “Người chủ của nó phải tỏ ra là đầu đàn. Tức là phải như đại ca của nó để chỉ huy nó và phải là ông chủ thực sự… Không thể để nó trên cơ mình…”.
Người nuôi chó nhất thiết phải là ông chủ thực sự và nên đưa nó đi huấn luyện.
Theo huấn luyện viên chó nghiệp vụ, thường thì người chủ phải đưa chó đi học một khóa huấn luyện kéo dài khoảng 3 tháng liên tục. Trong quá trình chó được huấn luyện, mỗi tuần người chủ phải đến cơ sở huấn luyện một ngày để cùng học các động tác và trực tiếp học cùng con chó được gửi.
Cần làm gì nếu bị chó tấn công
Theo lời khuyên của chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ, nếu đột nhiên bị chó dữ tấn công, nếu có đủ thời gian để xoay xở, thì hãy để cho chó cắn vào vật nào đó trên cơ thể.
Ví dụ như người bị chó cắn có thể rút một tay áo và cho nó cắn vào đó. Ngay khi chó cắn vào "mồi", hãy lập tức cởi áo ra rồi chầm chậm rút lui.
Bạn cũng có thể sử dụng các vật dụng khác, như gậy, khăn quàng, hay thậm chí là giày - nếu bạn có thể rút ra đủ nhanh.
Nếu kịp phản ứng, người gặp nạn hãy để chó cắn vào một vật dụng.
Trong trường hợp không đủ thời gian, người bị chó tấn công hãy luôn bảo vệ mặt, ngực và cổ họng của mình. Vì đây là những nơi các loài chó dữ sẽ nhắm đến theo bản năng của chúng.
Ngoài ra, cần nắm chặt tay nếu không muốn ngón tay của mình bị cắn nát. Nếu rơi vào tình thế không thể chống đỡ việc bị cắn, thì nơi an toàn nhất sẽ là cẳng chân/cẳng tay. Nếu bị chó cắn vào đùi, nguy cơ cắn trúng động mạch chủ là rất cao, có thể khiến bạn mất máu, dẫn đến tử vong.
Người bị chó tấn công, có thể chống trả bằng cách đá vào các điểm yếu như cổ họng, mũi hoặc gáy. Ngoài ra, có thể sử dụng loại hóa chất dạng xịt như nước hoa, gôm xịt tóc... có trong tay.
Sau khi đã thoát khỏi cuộc chiến với chó, người đó phải băng bó cẩn thận và nhanh chóng đi tiêm phòng dại.
Một số chú ý cho người chủ nuôi chó
1/ Phải xác định chính xác mục đích mua chó.
2/ Phải có 1 số kiến thức nhất định về chó nghiệp vụ.
3/ Phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, môi trường sống phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.
4/ Nếu không có đủ kiến thức hoặc kinh nghiệm cần thiết để chọn chó thì nên nhờ người có chuyên môn để tư vấn.
5/ Nên mua ở những cơ sở cung cấp chó hoặc gia đình chăn nuôi chó có uy tín.
6/ Đặc biệt lưu ý đến vấn đề sức khỏe của chó. Phải tin chắc rằng con chó bạn định mua đã được tiêm phòng vắc xin đa giá ít nhất 10 ngày đối với mũi tiêm nhắc lại thứ 2 (kinh nghiệm thực tế thấy rằng con chó chỉ có thể chắc chắn sống, có giá trị sau khi nó được tiêm 2 mũi vắc xin đa giá trở lên). Tuyệt đối không mua chó khi đàn chó đã có con bị bệnh.
Theo Trí Thức Trẻ