Chiều 1-5, trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về hiện tượng cá chết bất thường xảy ra liên tiếp những ngày qua ở ven biển miền Trung, các Bộ trưởng đã công bố một số kết quả kiểm tra, giám sát. Cụ thể như sau:
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà: Chưa kết luận có việc xả trộm chất thải hay không ở Formosa
Theo ông Hà, đến nay, Bộ TNMT đã đặt các công cụ quan trắc tại Vũng Áng và hoàn toàn có thể kiểm soát mức độ ô nhiễm của vùng biển này. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, chất lượng môi trường nước biển ở các tỉnh miền Trung hoàn toàn an toàn.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, ngay sau khi sự cố xảy ra từ 6/4, ngày 7/4, Bộ đã cử người vào các địa bàn liên quan để nghiên cứu, tổng hợp, lấy mẫu đánh giá nguyên nhân sự việc và đặt trọng tâm vào những điểm, cơ sở có nguy cơ về môi trường, trong đó có nhà máy thép Formosa, Khu Kinh tế Vũng Áng.
Theo kết quả lấy mẫu, đánh giá của Bộ, đến thời điểm này các mẫu nghiệm từ khu vực Vũng Áng, nhà máy thép Formosa chỉ có một số chỉ số cao hơn cho phép, chưa phát hiện ra các vấn đề bất thường khác.
Liên quan đến quy trình xả thải của nhà máy thép Formosa, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin thêm, nhà máy này đặt bể xả thải trong phạm vi khuôn viên nhà máy, sau đó có đặt thiết bị theo dõi tự động các thông số nhưng chưa kết nối với các nhà quản lý Nhà nước.
Quan điểm của Bộ về vấn đề này là có thể chấp nhận trên góc độ kỹ thuật nhưng không được đặt trong phạm vi nhà máy sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Bộ đề nghị nhà máy đưa họng xả thải này ra ngoài để thuận tiện cho cơ quan chức năng và cả người dân có thể dễ dàng tiếp cận, giám sát bất kỳ lúc nào.
Qua kiểm tra tại cơ sở này, Bộ chỉ phát hiện một số vấn đề vi phạm về hành chính chứ chưa kết luận có việc xả trộm chất thải hay không.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Hải sản tươi sống ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đều an toàn.
Bà Tiến thông tin: “Tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã lấy mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư dân đánh bắt về như: tôm, cá, ốc, sò, mực, một số loại rau để phân tích thì các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con người. Thông tin rất quan trọng là hải sản tươi sống đều an toàn. Riêng các mẫu hải sản ở Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày mai (2/5) sẽ có kết quả”.
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát: An tâm đánh bắt cách bờ từ 20-30 hải lý.
Về vấn đề ngư dân quan tâm là có thể đánh bắt hải sản ở khu vực nào, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước hết là vùng biển khơi, cách bờ từ 20-30 hải lý trở lên.
Trả lời câu hỏi đối với các vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản có lấy nước biển vào nuôi được không, bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, qua phân tích cho thấy những chỉ tiêu cơ bản thì bảo đảm an toàn, tuy nhiên cũng cần chú ý theo dõi chặt để đề phòng các diễn biến bất thường.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện tượng cá chết bất thường vừa qua đã làm tổng số lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 67 tấn; ước thiệt hại thành tiền 54 tỉ đồng. Tổng số cá ngoài tự nhiên chết dạt vào bờ thống kê các tỉnh ước khoảng 100 tấn.
Trong đó, Hà Tĩnh là tỉnh có hiện tượng cá chết sớm nhất trong số các địa phương trên. Từ ngày 6 đến ngày 14/4, tại khu vực ven biển thuộc thị xã Kỳ Anh đã xảy ra tình trạng các đối tượng thủy sản nuôi trồng (cá, tôm, ngao) và thủy, hải sản tự nhiên bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Hiện tượng cá chết cũng xảy ra tại khu vực vịnh Vũng Áng, đặc biệt vào ngày 24 và 26/4 có xuất hiện dòng triều màu nâu kèm theo cá chết (còn tươi).
Nhưng từ ngày 28 và 29/4, Hà Tĩnh không còn phát hiện cá chết.
Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh: Huy động các nhà hàng đầu trên cả nước tìm nguyên nhân cá chết.
Về xác định nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết hàng loạt, Bộ trưởng cho biết Bộ đã huy động các nhà khoa học hàng đầu trên cả nước để cùng vào cuộc, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Các nhà khoa học cần được tạo điều kiện thực sự khách quan, công tâm, không bị sức ép nào về tiến độ, để có thể đưa ra những kết luận chính xác, khách quan nhất. Bộ KH&CN cũng đã thành lập các tổ công tác thường trực tại địa phương.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà: Chưa kết luận có việc xả trộm chất thải hay không ở Formosa
Theo ông Hà, đến nay, Bộ TNMT đã đặt các công cụ quan trắc tại Vũng Áng và hoàn toàn có thể kiểm soát mức độ ô nhiễm của vùng biển này. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, chất lượng môi trường nước biển ở các tỉnh miền Trung hoàn toàn an toàn.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, ngay sau khi sự cố xảy ra từ 6/4, ngày 7/4, Bộ đã cử người vào các địa bàn liên quan để nghiên cứu, tổng hợp, lấy mẫu đánh giá nguyên nhân sự việc và đặt trọng tâm vào những điểm, cơ sở có nguy cơ về môi trường, trong đó có nhà máy thép Formosa, Khu Kinh tế Vũng Áng.
Theo kết quả lấy mẫu, đánh giá của Bộ, đến thời điểm này các mẫu nghiệm từ khu vực Vũng Áng, nhà máy thép Formosa chỉ có một số chỉ số cao hơn cho phép, chưa phát hiện ra các vấn đề bất thường khác.
Liên quan đến quy trình xả thải của nhà máy thép Formosa, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin thêm, nhà máy này đặt bể xả thải trong phạm vi khuôn viên nhà máy, sau đó có đặt thiết bị theo dõi tự động các thông số nhưng chưa kết nối với các nhà quản lý Nhà nước.
Quan điểm của Bộ về vấn đề này là có thể chấp nhận trên góc độ kỹ thuật nhưng không được đặt trong phạm vi nhà máy sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Bộ đề nghị nhà máy đưa họng xả thải này ra ngoài để thuận tiện cho cơ quan chức năng và cả người dân có thể dễ dàng tiếp cận, giám sát bất kỳ lúc nào.
Qua kiểm tra tại cơ sở này, Bộ chỉ phát hiện một số vấn đề vi phạm về hành chính chứ chưa kết luận có việc xả trộm chất thải hay không.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Hải sản tươi sống ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đều an toàn.
Bà Tiến thông tin: “Tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã lấy mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư dân đánh bắt về như: tôm, cá, ốc, sò, mực, một số loại rau để phân tích thì các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con người. Thông tin rất quan trọng là hải sản tươi sống đều an toàn. Riêng các mẫu hải sản ở Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày mai (2/5) sẽ có kết quả”.
Người dân thu gom và xử lý cá chết dạt vào bờ biển miền Trung.
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát: An tâm đánh bắt cách bờ từ 20-30 hải lý.
Về vấn đề ngư dân quan tâm là có thể đánh bắt hải sản ở khu vực nào, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước hết là vùng biển khơi, cách bờ từ 20-30 hải lý trở lên.
Trả lời câu hỏi đối với các vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản có lấy nước biển vào nuôi được không, bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, qua phân tích cho thấy những chỉ tiêu cơ bản thì bảo đảm an toàn, tuy nhiên cũng cần chú ý theo dõi chặt để đề phòng các diễn biến bất thường.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện tượng cá chết bất thường vừa qua đã làm tổng số lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 67 tấn; ước thiệt hại thành tiền 54 tỉ đồng. Tổng số cá ngoài tự nhiên chết dạt vào bờ thống kê các tỉnh ước khoảng 100 tấn.
Trong đó, Hà Tĩnh là tỉnh có hiện tượng cá chết sớm nhất trong số các địa phương trên. Từ ngày 6 đến ngày 14/4, tại khu vực ven biển thuộc thị xã Kỳ Anh đã xảy ra tình trạng các đối tượng thủy sản nuôi trồng (cá, tôm, ngao) và thủy, hải sản tự nhiên bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Hiện tượng cá chết cũng xảy ra tại khu vực vịnh Vũng Áng, đặc biệt vào ngày 24 và 26/4 có xuất hiện dòng triều màu nâu kèm theo cá chết (còn tươi).
Nhưng từ ngày 28 và 29/4, Hà Tĩnh không còn phát hiện cá chết.
Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh: Huy động các nhà hàng đầu trên cả nước tìm nguyên nhân cá chết.
Về xác định nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết hàng loạt, Bộ trưởng cho biết Bộ đã huy động các nhà khoa học hàng đầu trên cả nước để cùng vào cuộc, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Các nhà khoa học cần được tạo điều kiện thực sự khách quan, công tâm, không bị sức ép nào về tiến độ, để có thể đưa ra những kết luận chính xác, khách quan nhất. Bộ KH&CN cũng đã thành lập các tổ công tác thường trực tại địa phương.
Theo Pháp luật TP HCM