Sau nửa ngày phải đình hoãn do thời tiết xấu, sáng 5/2, các lực lượng cứu hộ đã nối lại hoạt động tìm kiếm 12 hành khách vẫn còn mất tích sau vụ rơi máy bay.
Toàn bộ máy bay đã vỡ thành nhiều mảnh, trong đó phần đầu cùng nhiều phần khác của máy bay đã được nâng lên khỏi mặt nước. Đoạn ghi âm buồng lái và dữ liệu chuyến bay trong 2 chiếc hộp đen đã được khôi phục và đã được gửi tới Cơ quan Hàng không Dân sự (CAA) nhằm tiến hành phân tích. Các quan chức CAA cho biết quá trình phân tích phải mất ít nhất từ 3- 5 ngày nếu hộp đen ở trong điều kiện tốt.
Đoạn băng ghi hình trên đã làm dấy lên đồn đoán rằng phi hành đoàn đã cho máy bay quay đột ngột theo hướng của dòng sông để tránh đâm xuống khu dân cư đông người, song giới chức hàng không Đài Loan khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy điều này.
Bên cạnh đó, truyền thông Đài Loan đã công bố phần liên lạc cuối cùng của máy bay với trạm kiểm soát không lưu, theo đó phi hành đoàn đã phát tín hiệu cấp cứu 3 lần. Tuy nhiên, đoạn ghi âm không cho thấy đầu mối nào về việc tại sao máy bay lại gặp nguy hiểm.
Chiếc máy bay ATR 72-600 của hãng hàng không TransAsia khởi hành từ sân bay Tùng Sơn ở Đài Bắc đã gặp nạn chỉ 10 phút sau khi cất cách, một cánh máy bay đã va đập xuống một tuyến đường trên cao trước khi máy bay rơi xuống sông.
Trên máy bay có 58 người, trong đó có 31 hành khách từ Trung Quốc đại lục và 5 thành viên phi hành đoàn. Theo nhà chức trách Đài Loan, chiếc máy bay được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2014 và đang được đưa vào diện cần phải kiểm tra bảo dưỡng an toàn ngay trong tháng này.
Đây không phải là lần đầu tiên máy bay thuộc dòng ATR-72 của hãng hàng không Đài Loan bị rơi. Vào tháng 7/2014, một chiếc máy bay mang số hiệu GE222 của hãng này cũng đã bị rơi do ảnh hưởng của cơn bão Matmo, khiến 48 người chết.
Theo các chuyên gia, sau hàng loạt các vụ rơi máy bay trên thế giới thời gian qua, đặc biệt là vụ rơi máy bay Đài Loan, cộng đồng thế giới cần xây dựng một tiêu chuẩn an toàn hàng không mới.
Trong một tuyên bố tại cuộc họp báo diễn ra tại Canada, người đứng đầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), ông Olumuyiwa Benard Aliu đã kêu gọi xây dựng tiêu chuẩn hàng không mới cho các máy bay, đặc biệt khi các máy bay phải bay qua các khu vực vùng nước.
Theo đề xuất của ông Aliu, trong quá trình bay tại các khu vực đại dương và các khu vực vùng sâu vùng xa, cứ 15 phút một lần các máy bay cần phải thông báo về định vị bay cho hãng hàng không của mình.
“Để có thể định vị các chuyến bay, chúng tôi đề xuất xây dựng tiêu chuẩn bay mới. Theo đó, các hãng hàng không cần phải xác nhận vị trí của máy bay cứ 15 phút một lần khi máy bay đó đang bay qua khu vực đại dương. Trong trường hợp gặp sự cố, tần suất thông báo về định vị máy bay phải được thực hiện cứ một phút một lần”, ông Aliu nói.
Theo ông Aliu, việc thông báo về định vị máy bay trên sẽ giúp các hãng hàng không có thể định vị nhanh chóng vị trí chiếc máy bay khi gặp sự cố. Đề xuất trên cũng đã được sự ủng hộ của nhiều quốc gia thành viên của ICAO. Trong thời gian tới, tiêu chuẩn mới này sẽ sớm được đưa vào sử dụng trên thực tế.
Toàn bộ máy bay đã vỡ thành nhiều mảnh, trong đó phần đầu cùng nhiều phần khác của máy bay đã được nâng lên khỏi mặt nước. Đoạn ghi âm buồng lái và dữ liệu chuyến bay trong 2 chiếc hộp đen đã được khôi phục và đã được gửi tới Cơ quan Hàng không Dân sự (CAA) nhằm tiến hành phân tích. Các quan chức CAA cho biết quá trình phân tích phải mất ít nhất từ 3- 5 ngày nếu hộp đen ở trong điều kiện tốt.
Một hành khách TranAsia được lực lượng cứu hộ Đài Loan cứu.
Trước đó, theo đoạn băng được quay từ camera ô tô của một nhân chứng, chiếc máy bay đã nghiêng sang một bên, quệt phải một chiếc taxi và cánh máy bay va đập vào một tuyến đường trên cao trước khi máy bay rơi xuống sông.Đoạn băng ghi hình trên đã làm dấy lên đồn đoán rằng phi hành đoàn đã cho máy bay quay đột ngột theo hướng của dòng sông để tránh đâm xuống khu dân cư đông người, song giới chức hàng không Đài Loan khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy điều này.
Bên cạnh đó, truyền thông Đài Loan đã công bố phần liên lạc cuối cùng của máy bay với trạm kiểm soát không lưu, theo đó phi hành đoàn đã phát tín hiệu cấp cứu 3 lần. Tuy nhiên, đoạn ghi âm không cho thấy đầu mối nào về việc tại sao máy bay lại gặp nguy hiểm.
Chiếc máy bay ATR 72-600 của hãng hàng không TransAsia khởi hành từ sân bay Tùng Sơn ở Đài Bắc đã gặp nạn chỉ 10 phút sau khi cất cách, một cánh máy bay đã va đập xuống một tuyến đường trên cao trước khi máy bay rơi xuống sông.
Trên máy bay có 58 người, trong đó có 31 hành khách từ Trung Quốc đại lục và 5 thành viên phi hành đoàn. Theo nhà chức trách Đài Loan, chiếc máy bay được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2014 và đang được đưa vào diện cần phải kiểm tra bảo dưỡng an toàn ngay trong tháng này.
Đây không phải là lần đầu tiên máy bay thuộc dòng ATR-72 của hãng hàng không Đài Loan bị rơi. Vào tháng 7/2014, một chiếc máy bay mang số hiệu GE222 của hãng này cũng đã bị rơi do ảnh hưởng của cơn bão Matmo, khiến 48 người chết.
Theo các chuyên gia, sau hàng loạt các vụ rơi máy bay trên thế giới thời gian qua, đặc biệt là vụ rơi máy bay Đài Loan, cộng đồng thế giới cần xây dựng một tiêu chuẩn an toàn hàng không mới.
Trong một tuyên bố tại cuộc họp báo diễn ra tại Canada, người đứng đầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), ông Olumuyiwa Benard Aliu đã kêu gọi xây dựng tiêu chuẩn hàng không mới cho các máy bay, đặc biệt khi các máy bay phải bay qua các khu vực vùng nước.
Theo đề xuất của ông Aliu, trong quá trình bay tại các khu vực đại dương và các khu vực vùng sâu vùng xa, cứ 15 phút một lần các máy bay cần phải thông báo về định vị bay cho hãng hàng không của mình.
“Để có thể định vị các chuyến bay, chúng tôi đề xuất xây dựng tiêu chuẩn bay mới. Theo đó, các hãng hàng không cần phải xác nhận vị trí của máy bay cứ 15 phút một lần khi máy bay đó đang bay qua khu vực đại dương. Trong trường hợp gặp sự cố, tần suất thông báo về định vị máy bay phải được thực hiện cứ một phút một lần”, ông Aliu nói.
Theo ông Aliu, việc thông báo về định vị máy bay trên sẽ giúp các hãng hàng không có thể định vị nhanh chóng vị trí chiếc máy bay khi gặp sự cố. Đề xuất trên cũng đã được sự ủng hộ của nhiều quốc gia thành viên của ICAO. Trong thời gian tới, tiêu chuẩn mới này sẽ sớm được đưa vào sử dụng trên thực tế.
Theo VOV