Liên quan đến vụ việc, 3 cô giáo Trường Mầm non Sơn Ca, địa chỉ trên đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới (Quảng Bình) có hành vi bạo hành bé trai Cù Hoàng Phi L. (14 tháng tuổi) xảy ra vào ngày 5/10 dậy sóng dư luận hai ngày nay.
Theo đó, các cô giáo tại trường có hành vi véo tai bé L. khi bé không ăn. Qua camera phát hiện cô giáo dùng thìa inox đánh vào tay bé. Đỉnh điểm là việc ba cô giáo giữ hai tay hai chân bé L., trói quặt về phía sau đè xuống sàn, dùng giẻ nhét vào miệng bé L. càng làm dư luận thêm phẫn nộ.
Bé L. (14 tháng tuổi) bị 3 cô giáo trói tay chân và nhét giẻ vào miệng...
Trước vấn đề này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Cao – Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng để làm rõ hơn hành vi của các cô giáo trên.
Theo Luật sư Lê Cao, việc các cô giáo mầm non Trường Mầm non Sơn Ca (Quảng Bình) hành hạ trẻ em lại một lần nữa gây bất an cho các bậc cha mẹ. Riêng về vấn đề trách nhiệm pháp lý thì cần có những hình phạt nghiêm khắc để răn đe đối với những người khác, tránh để tình trạng bạo hành trẻ em nhiều như hiện nay.
“Theo các hành vi được báo chí nêu, có dấu hiệu cho thấy có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 110 của Bộ luật hình sự”, LS Lê Cao cho biết.
Luật sư Lê Cao - Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng
Ngoài ra, đây còn là hành vi nguy hiểm, xâm phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc, yêu thương trẻ em, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
“Ở khía cạnh nghề nghiệp, chúng tôi cho rằng nghề dạy trẻ là nghề rất khó khăn, vất vả và rất nhiều áp lực.
Ngoài khía cạnh bản thân các cô giáo có những sai phạm thì cũng cần xem xét lại nhiều vấn đề như việc đào tạo nghề, sự tuyển chọn người, việc quản lý các cơ sở mầm non rồi các chế độ tiền lương, tiền công đối với những người làm nghề vất vả này.
Điều xấu phát sinh từ con người trong không ít trường hợp do sự bàng quang, phó mặc của xã hội đối với vấn đề quan trọng như là việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Nếu chúng ta có đầy đủ các chính sách, sự quan tâm cao nhất cho trẻ em thì có thể xã hội bớt được những cảnh đau lòng như thế này”, LS Lê Cao nhấn mạnh.
Theo đó, các cô giáo tại trường có hành vi véo tai bé L. khi bé không ăn. Qua camera phát hiện cô giáo dùng thìa inox đánh vào tay bé. Đỉnh điểm là việc ba cô giáo giữ hai tay hai chân bé L., trói quặt về phía sau đè xuống sàn, dùng giẻ nhét vào miệng bé L. càng làm dư luận thêm phẫn nộ.
Bé L. (14 tháng tuổi) bị 3 cô giáo trói tay chân và nhét giẻ vào miệng...
Trước vấn đề này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Cao – Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng để làm rõ hơn hành vi của các cô giáo trên.
Theo Luật sư Lê Cao, việc các cô giáo mầm non Trường Mầm non Sơn Ca (Quảng Bình) hành hạ trẻ em lại một lần nữa gây bất an cho các bậc cha mẹ. Riêng về vấn đề trách nhiệm pháp lý thì cần có những hình phạt nghiêm khắc để răn đe đối với những người khác, tránh để tình trạng bạo hành trẻ em nhiều như hiện nay.
“Theo các hành vi được báo chí nêu, có dấu hiệu cho thấy có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 110 của Bộ luật hình sự”, LS Lê Cao cho biết.
Luật sư Lê Cao - Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng
“Ở khía cạnh nghề nghiệp, chúng tôi cho rằng nghề dạy trẻ là nghề rất khó khăn, vất vả và rất nhiều áp lực.
Ngoài khía cạnh bản thân các cô giáo có những sai phạm thì cũng cần xem xét lại nhiều vấn đề như việc đào tạo nghề, sự tuyển chọn người, việc quản lý các cơ sở mầm non rồi các chế độ tiền lương, tiền công đối với những người làm nghề vất vả này.
Điều xấu phát sinh từ con người trong không ít trường hợp do sự bàng quang, phó mặc của xã hội đối với vấn đề quan trọng như là việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Nếu chúng ta có đầy đủ các chính sách, sự quan tâm cao nhất cho trẻ em thì có thể xã hội bớt được những cảnh đau lòng như thế này”, LS Lê Cao nhấn mạnh.
Điều 110. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b) Đối với nhiều người.
Theo Đời sống pháp luật