Sự việc diễn ra quá đột ngột khiến người nhà cháu Đặng Đình Quảng (3 tuổi, trú xóm 10, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà) hết sức bức xúc. Họ cho rằng, các y, bác sĩ tại BV tiêm "nhầm thuốc".
Tử vong sau 25 phút nhập viện
Trong căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Đặng Đình Nam và chị Trần Thị Hồng (xóm 10, xã Hồng Lộc), rất đông bà con, hàng xóm có mặt để chia buồn, thắp hương cho cháu Quảng.
Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà – nơi liên tục xẩy ra nhiều trường hợp tử vong bất thường khiến người nhà bệnh nhân bức xúc, lòng tin của người dân giảm sút.
Gạt đi giọt nước mắt, chị Trần Thị Hồng (SN 1978, mẹ cháu Quảng) cho biết, sau khi cháu Quảng bị sốt khoảng 2-3 ngày, tôi có mua thuốc hạ sốt (Hapacol Kids) cho cháu uống nhưng không thấy đỡ.
Tới khoảng 21h ngày 8/4, tôi cùng với bác gái đã đưa cháu Quảng tới BVĐK huyện Lộc Hà thăm khám.
Tại đây, trong khi bác gái đi làm thủ tục nhập viện, tôi đưa cháu đi cùng bác sĩ vào phòng khám rồi chuyển tới khoa cấp cứu. Tuy nhiên, khoảng 10 phút sau, cháu Quảng được 2 điều dưỡng tiêm 2 mũi thuốc thì tử vong.
"Trước khi đi, tôi có cho cháu uống một hộp sữa và suốt dọc đường, cháu vẫn đang cười nói bình thường. Ấy vậy mà vừa chuyển vào viện được một lúc, 2 điều dưỡng (1 nam, 1 nữ) tiêm 2 mũi thì Quảng lại tử vong".
"Điều dưỡng vừa rút mũi kim ra là con tôi đã sùi bọt mép. Thấy cháu còn "nóng hổi", tôi nói là "Cứu cháu với, cháu chưa chết" nhưng họ (khoảng 4,5 y, bác sĩ_PV) bảo là "Cháu không còn gì nữa" rồi họ bỏ ra ngoài. Giờ con tôi chết rồi thì ai chịu trách nhiệm đây", chị Hồng đau xót nhớ lại.
Theo ông Đặng Đình Khương (SN 1963, bác cháu Quảng), sau khi xác định cháu Quảng đã tử vong, BVĐK huyện Lộc Hà có gọi Công an huyện Lộc Hà tới làm việc. Phía Công an có yêu cầu mổ tử thi để khám nghiệm tử thi nhưng gia đình không đồng ý vì dù sao thì cháu cũng mất rồi.
"Chúng tôi muốn làm rõ việc thuốc mà điều dưỡng tiêm cho cháu với thuốc trong bệnh án có phải cùng một loại hay không. Chứ cháu tôi chết tức tưởi như vậy, chúng tôi đau lòng lắm", ông Khương nói.
Tới khoảng 2h ngày 9/4, gia đình đã đưa thi thể cháu Đặng Đình Quảng về nhà an táng theo phong tục địa phương.
Không nhầm thuốc?
Ngày 9/4, PV đã có cuộc làm việc với ông Võ Viết Quang, GĐ BVĐK huyện Lộc Hà và bác sĩ Võ Quốc Khánh (bác sĩ trực cấp cứu) để làm rõ sự việc.
Ông Quang cho hay, thông tin người nhà cung cấp, cháu Đặng Đình Quảng bị ốm ở nhà khoảng 3 ngày, đã được cho uống thuốc gói.
21h ngày 9/4, cháu Quảng được mẹ đưa vào phòng khám của BV. Thấy tình trạng của cháu Quảng tím tái, khó thở nên điều dưỡng phòng khám đã chuyển thẳng lên khoa Cấp cứu, không làm thủ tục tại phòng khám nữa.
Theo ông Quang, qua mô tả trong bệnh án, cháu Quảng trong tình trạng li bì (chưa đánh giá được độ hôn mê), nằm im, không nói năng được gì cả, toàn thân tím tái, nhợt nhạt, các cơ hô hấp co rụt. Khi khám thì bác sĩ phát hiện 2 phổi đầy ran (phổi bị viêm, ứ đọng dịch).
Từ đó, bác sĩ chẩn đoán, cháu Quảng bị viêm phổi nặng, suy hô hấp nên cho vào buồng cấp cấp nặng.
Sau đó, các bác sĩ tiến hành cho thở oxy, dùng thuốc khí dung (giãn phế quản, corticoid - hỗ trợ chống viêm) và thử phản ứng thuốc (cefotacin).
Hai điều dưỡng là Đặng Văn Quyết, Trần Thị Thu Hà tiêm 1 ống kháng sinh (Gentamicin) 40 mg vào bắp tay và 1 ống solu-medrol vào tĩnh mạch của cháu Quảng.
Tuy nhiên, 15 phút sau, tình trạng của cháu Quảng không cải thiện: có biểu hiện ngừng thở, tim đập rời rạc.
Kíp trực xử lý theo phác đồ ngừng tuần hoàn: tiến hành bóp bóng hỗ trợ hô hấp, ép tim ngoài lồng ngực nhưng không có kết quả, cháu Quảng đã tử vong.
Hiện, Công an huyện Lộc Hà đã niêm phong hồ sơ, các vỏ thuốc đã tiêm cho cháu Quảng để điều tra.
"Người nhà cho rằng, BV tiêm lạc thuốc. Nhưng BV khẳng định, bệnh nhân vào viện được đón tiếp cấp cứu kịp thời, cấp cứu đúng phác đồ nhưng do trẻ bị bệnh nặng, diễn biến quá nhanh nên vượt quá khả năng cấp cứu của BV", ông Quang giải thích.
Còn bác sĩ trực cấp cứu Võ Quốc Khánh cho hay, lúc cháu Quảng mới chuyển vào viện, đã ở trong tình trạng ngáp cá, thở nấc, tiên lượng tử vong nên đã thông báo với gia đình.
Ông Khánh cũng khẳng định, không có việc sau khi rút kim tiêm, cháu Quảng bị sùi bọt mép?
Tử vong sau 25 phút nhập viện
Trong căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Đặng Đình Nam và chị Trần Thị Hồng (xóm 10, xã Hồng Lộc), rất đông bà con, hàng xóm có mặt để chia buồn, thắp hương cho cháu Quảng.
Gạt đi giọt nước mắt, chị Trần Thị Hồng (SN 1978, mẹ cháu Quảng) cho biết, sau khi cháu Quảng bị sốt khoảng 2-3 ngày, tôi có mua thuốc hạ sốt (Hapacol Kids) cho cháu uống nhưng không thấy đỡ.
Tới khoảng 21h ngày 8/4, tôi cùng với bác gái đã đưa cháu Quảng tới BVĐK huyện Lộc Hà thăm khám.
Tại đây, trong khi bác gái đi làm thủ tục nhập viện, tôi đưa cháu đi cùng bác sĩ vào phòng khám rồi chuyển tới khoa cấp cứu. Tuy nhiên, khoảng 10 phút sau, cháu Quảng được 2 điều dưỡng tiêm 2 mũi thuốc thì tử vong.
"Trước khi đi, tôi có cho cháu uống một hộp sữa và suốt dọc đường, cháu vẫn đang cười nói bình thường. Ấy vậy mà vừa chuyển vào viện được một lúc, 2 điều dưỡng (1 nam, 1 nữ) tiêm 2 mũi thì Quảng lại tử vong".
"Điều dưỡng vừa rút mũi kim ra là con tôi đã sùi bọt mép. Thấy cháu còn "nóng hổi", tôi nói là "Cứu cháu với, cháu chưa chết" nhưng họ (khoảng 4,5 y, bác sĩ_PV) bảo là "Cháu không còn gì nữa" rồi họ bỏ ra ngoài. Giờ con tôi chết rồi thì ai chịu trách nhiệm đây", chị Hồng đau xót nhớ lại.
Theo ông Đặng Đình Khương (SN 1963, bác cháu Quảng), sau khi xác định cháu Quảng đã tử vong, BVĐK huyện Lộc Hà có gọi Công an huyện Lộc Hà tới làm việc. Phía Công an có yêu cầu mổ tử thi để khám nghiệm tử thi nhưng gia đình không đồng ý vì dù sao thì cháu cũng mất rồi.
Gia đình cho rằng cháu Đặng Đình Quảng tử vong là do lỗi của BV.
"Chúng tôi muốn làm rõ việc thuốc mà điều dưỡng tiêm cho cháu với thuốc trong bệnh án có phải cùng một loại hay không. Chứ cháu tôi chết tức tưởi như vậy, chúng tôi đau lòng lắm", ông Khương nói.
Tới khoảng 2h ngày 9/4, gia đình đã đưa thi thể cháu Đặng Đình Quảng về nhà an táng theo phong tục địa phương.
Không nhầm thuốc?
Ngày 9/4, PV đã có cuộc làm việc với ông Võ Viết Quang, GĐ BVĐK huyện Lộc Hà và bác sĩ Võ Quốc Khánh (bác sĩ trực cấp cứu) để làm rõ sự việc.
Chị Trần Thị Hồng, mẹ cháu Quảng đau xót trước sự ra
đi của cậu con trai 3 tuổi.
đi của cậu con trai 3 tuổi.
Ông Quang cho hay, thông tin người nhà cung cấp, cháu Đặng Đình Quảng bị ốm ở nhà khoảng 3 ngày, đã được cho uống thuốc gói.
21h ngày 9/4, cháu Quảng được mẹ đưa vào phòng khám của BV. Thấy tình trạng của cháu Quảng tím tái, khó thở nên điều dưỡng phòng khám đã chuyển thẳng lên khoa Cấp cứu, không làm thủ tục tại phòng khám nữa.
Theo ông Quang, qua mô tả trong bệnh án, cháu Quảng trong tình trạng li bì (chưa đánh giá được độ hôn mê), nằm im, không nói năng được gì cả, toàn thân tím tái, nhợt nhạt, các cơ hô hấp co rụt. Khi khám thì bác sĩ phát hiện 2 phổi đầy ran (phổi bị viêm, ứ đọng dịch).
Từ đó, bác sĩ chẩn đoán, cháu Quảng bị viêm phổi nặng, suy hô hấp nên cho vào buồng cấp cấp nặng.
Sau đó, các bác sĩ tiến hành cho thở oxy, dùng thuốc khí dung (giãn phế quản, corticoid - hỗ trợ chống viêm) và thử phản ứng thuốc (cefotacin).
Hai điều dưỡng là Đặng Văn Quyết, Trần Thị Thu Hà tiêm 1 ống kháng sinh (Gentamicin) 40 mg vào bắp tay và 1 ống solu-medrol vào tĩnh mạch của cháu Quảng.
Tuy nhiên, 15 phút sau, tình trạng của cháu Quảng không cải thiện: có biểu hiện ngừng thở, tim đập rời rạc.
Kíp trực xử lý theo phác đồ ngừng tuần hoàn: tiến hành bóp bóng hỗ trợ hô hấp, ép tim ngoài lồng ngực nhưng không có kết quả, cháu Quảng đã tử vong.
Hiện, Công an huyện Lộc Hà đã niêm phong hồ sơ, các vỏ thuốc đã tiêm cho cháu Quảng để điều tra.
Ông Võ Viết Quang, GĐ BVĐK huyện Lộc Hà (áo trắng)
trao đổi với PV về sự việc.
trao đổi với PV về sự việc.
"Người nhà cho rằng, BV tiêm lạc thuốc. Nhưng BV khẳng định, bệnh nhân vào viện được đón tiếp cấp cứu kịp thời, cấp cứu đúng phác đồ nhưng do trẻ bị bệnh nặng, diễn biến quá nhanh nên vượt quá khả năng cấp cứu của BV", ông Quang giải thích.
Còn bác sĩ trực cấp cứu Võ Quốc Khánh cho hay, lúc cháu Quảng mới chuyển vào viện, đã ở trong tình trạng ngáp cá, thở nấc, tiên lượng tử vong nên đã thông báo với gia đình.
Ông Khánh cũng khẳng định, không có việc sau khi rút kim tiêm, cháu Quảng bị sùi bọt mép?
Theo VietNamNet