Nam Cực là một trong những nơi lạnh nhất trên trái đất, với nhiệt độ -55 độ C
và tốc độ gió 100 km/h. Đây là bức hình Christine Powell đứng đối diện sông băng Barne.
Nhờ vị trí độc đáo của Nam Cực, người ta có thể được chiêm ngưỡng một số những hiện tượng thời tiết ngoạn mục.
Đây là hình ảnh cực quang trên một trạm tại Black Island.
Cuối mùa đông, mây xà cừ sẽ xuất hiện. Đó là do vị trí của mặt trời, một quang phổ cầu vồng
sẽ chiếu lên những đám mây trên bầu trời.
Điều mà Anthony ngạc nhiên nhất về Nam Cực là diện tích khổng lồ.
Ông mới chỉ khám phá được một phần của khu vực sau 15 năm.
Đây là bức ảnh chụp những vị vua vùng này - chim cánh cụt.
Anthony đã từng làm một kỹ thuật viên truyền thông cho Telecom New Zealand,
và ông quyết định dừng chân tại Nam Cực chỉ sau một lần chiêm ngưỡng và khám phá.
Các quốc gia lập 30 cơ sở cho các nhà khoa học hoạt động ở đây. Bức hình này chụp Scott Base của New Zealand.
Theo Anthony, các loài động vật tại Nam Cực hoàn toàn không sợ hãi trước con người. Thậm chí chúng còn rất tò mò.
Do không bị ô nhiễm ánh sáng, từ đây ta có thể nhìn rõ bầu trời đầy sao.
Trong ảnh là dải ngân hà rực rỡ chụp từ trạm Black Island.
Độ ẩm không khí tại Nam Cực bằng 0, và nếu có chút hơi ẩm nào, lập tức nó sẽ bị đóng băng.
Bức ảnh chụp Anthony đeo chiếc mũ kín mặt và hơi thở của ông bị đóng băng tại chỗ.
Đây là một vết nứt tại hồ băng Vanda, một hồ nước siêu mặn, đóng băng quanh năm.
Tuy nhiên, hồ vẫn có ba lớp riêng biệt và lớp sâu nhất có thể có nhiệt độ tới 26 độ C.
Phong cảnh tuyệt đẹp này đã thu hút nhiều người làm việc, cũng như kéo người khác trở lại vào những năm sau đó.
Khi làm việc tại Nam Cực, Powell bắt đầu quay một bộ phim tài liệu về cuộc sống hàng ngày của những người sống ở đây,
đặc biệt là những người ở lại vào mùa đông. Nhiệt độ thấp, gió mạnh khiến công việc này vô cùng khó khăn.
Trong những tháng mùa đông, các căn cứ dường như tách biệt với phần còn lại của thế giới,
và không có chuyến bay nào đi vào đây, trừ trường hợp khẩn cấp. Trong bức hình này là Cape Bird.