Theo dòng chảy của thời xưa, Tết cổ truyền dân tộc cũng thay đổi ít nhiều. Những người sống ở 2 thế hệ xưa và nay đều cảm nhận rõ nét nhất những khác biệt giữa hai cái Tết: Tết của thế kỷ 20 và 21.
Chợ hoa xuân ngày xưa chỉ có vài loại hoa đặc trưng như đào, mai, cúc,... - đại diện cho mùa xuân của ba miền trên cả nước. Nhưng ngày nay, hoa chơi Tết đa dạng hơn và cũng đắt đỏ, cầu kỳ hơn. Trong ảnh là một góc chợ hoa Tết ở Hà Nội, chủ yếu là đào. (Nguồn: Internet)
Một cụ già bên cành đào mới mua để chơi Tết. (Nguồn: Internet)
Một góc chợ hoa ở TP HCM những năm 1990, cúc bạt ngàn. (Nguồn: Internet)
Một gia đình mua quất về chơi Tết ở Hà Nội. (Nguồn: Internet)
Chợ Tết ở miền Bắc năm 1990 (Nguồn: Internet)
Góc phố nhộn nhịp đồ trang trí Tết (Nguồn: Internet)
Một gia đình đang cọ rửa các vật dụng để đón Tết. (Nguồn: Internet)
Mứt Tết ngày xưa (Nguồn: Internet)
Hộp mứt Tết xưa được làm bằng giấy cac-tông mỏng với hình trang trí đơn giản. (Nguồn: Internet)
Quầy bán bánh chưng Tết (Nguồn: Internet)
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Tết xưa và Tết nay có lẽ là sự thiếu hụt của tiếng pháo. Những năm 1990, tục lệ đốt pháo trong những ngày đầu năm mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Trong ảnh là một quầy bán pháo Tết. (Nguồn: Internet)
Ngày nay vì lí do an toàn, đốt pháo đã bị cấm nhưng nhiều người dân Việt Nam vẫn không thể quên được tiếng pháo đì đùng cùng mùi khét và xác pháo đỏ của Tết năm xưa.
Múa lân chào đón năm mới sau khi đốt pháo xua tan những đen đủi, chào đón vận may. (Nguồn: Internet)
Khẩu hiệu chào đón năm mới trên phố (Nguồn: Internet)
Mẹ đưa con gái đi chơi Tết. (Nguồn: Internet)
Đi lễ chùa đầu năm (Nguồn: Internet)
Một gia đình chụp ảnh kỷ niệm khi đi du xuân. (Nguồn: Internet)
Xin chữ ông đồ đầu năm mới cũng là một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Dù ngày nay, tục lệ này không còn phổ biến nhưng vẫn còn lác đác những người làm nghề "muôn năm cũ" lưu giữ cái hồn của mùa xuân, của Tết dân tộc, bởi còn chữ là còn chơi...